TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Thêm 5 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là di sản văn hóa quốc gia
(Ngày đăng: 13/09/2013   Lượt xem: 441)

Ngày 10.9, Bộ VHTTDL đã công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 3) gồm: Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyên Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang); Lễ hội Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định); Lễ hội Nghinh Ông (huyện Cần Giờ, TPHCM); Hát bả trạo (các huyện: Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn - TP.Tam Kỳ và TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) và nghề dệt chiếu  (các xã: Định Yên, Định An - huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).

Trước đó, Bộ VHTTDL cũng đã có văn bản gửi Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 4.

Theo đó, để có cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, Bộ VHTTDL đề nghị Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia cho ý kiến thẩm định bằng văn bản về 13 di tích, trong đó TP.Hà Nội có 5 di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tây Đằng; Di tích lịch sử đền Hai Bà Trưng; Di tích lịch sử đền Hát Môn; Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn Kiếm; Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Phù Đổng.

Tỉnh Bắc Ninh có 2 di tích được đề nghị xem xét: Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Bút Tháp và Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Dâu và hệ thống tứ pháp. Tỉnh Quảng Trị có 2 di tích: Di tích Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972; Di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.  Bên cạnh đó, còn có danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà (Hải Phòng); Khu di tích lịch sử Nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh); Di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng); Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân Khu 9 (Hậu Giang). K.A.

Ra mắt sách về quốc sĩ Lê Đại Cang

Chiều 10.9, tại lễ ra mắt cơ quan đại diện khu vực Nam Trung Bộ, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc VN đã giới thiệu cuốn sách “Lê Đại Cang – nhân cách bậc quốc sĩ” (NXB Hội Nhà văn, tháng 8.2013), do UBND tỉnh Bình Định, Viện Sử học, TTNCBT&PHVHDT thực hiện, tập hợp hơn 40 tham luận trong hội thảo khoa học “Lê Đại Cang – tấm gương kẻ sĩ” hồi đầu năm.

Lê Đại Cang (1771 – 1847), người làng Phú Nhơn, huyện Tuy Viễn (nay là thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Con người cương trực, tiết tháo ấy có một hoạn lộ đặc biệt thăng trầm: Từng làm Tổng trấn Bắc Thành, Binh bộ Thượng thư, Tổng đốc Sơn Tây – Hưng Hóa – Tuyên Quang, Tổng đốc Hà Nội – Ninh Bình, Tổng đốc An Giang – Hà Tiên... song cũng có tới 5 lần bị giáng chức, 1 lần lãnh án “trảm giam hậu”. Ông có nhiều công trong việc chăm sóc đê điều ở miền Bắc, mở mang thủy lợi ở Quảng Nam, Châu Đốc...

Tài liệu về ông hiện không còn nhiều. “Lê Đại Cang – nhân cách bậc quốc sĩ” vì vậy là công trình cung cấp cái nhìn hệ thống và toàn diện nhất đến thời điểm hiện nay về cuộc đời, công trạng của một nho tướng độc đáo hàng đầu triều Nguyễn. X.N

Tiếc gì một tấm vải che?

Từ ngày 27.7 tới nay, kể từ khi  cái chân phải của bức tượng Trần Nguyên Hãn  trước cửa chợ  Bến Thành  (TPHCM) bị rụng,  tình  trạng của tượng vẫn như cũ. Sáng 10.9, một số khách du lịch cả Việt lẫn người nước ngoài tới chụp ảnh, họ đều thắc mắc và  chụp  hình  tượng phía chân bị gãy. Điều này thực sự không hay, làm ảnh hưởng tới hình ảnh TPHCM.


Được biết, ngày 7.8, lãnh đạo ngành văn hóa TPHCM đã họp với các sở, ban, ngành liên quan bàn cách giải quyết bức tượng.  Phương án  chung là đưa tượng về  Thảo Cầm Viên. Sáng 8.8, trao đổi  với PV báo Lao Động, nhà điêu  khắc Bùi Hải Sơn -  người được mời họp  ngày 7.8 - đã bày tỏ: “Chúng tôi cũng đã kiến nghị, trong khi  chưa tìm cách giải quyết ngay vấn đề, để tránh mất mỹ quan TP, nên làm rào  chắn quanh tượng đài, hay có miếng phủ che bức tượng với lời cảnh  báo tượng đã xuống cấp...”. Cái sự “tiếc” một tấm vải che hay  là  nỗi lo bàn  rồi mà chưa  tìm ra cách giải quyết - nếu che bức tượng “tùm hụp” giữa trung tâm thành phố, trong thời gian dài, trông còn xấu xí hơn,   khiến  tượng Trần Nguyên Hãn  tới lúc này, dường như thực sự đã bị bỏ quên.
.                                                                                       Theo:Lao động
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.519.894
Tổng truy cập: