TIN TỨC - VẤN ĐỀ HÔM NAY
Thực trạng xuất khẩu TCMN và tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu
(Ngày đăng: 23/08/2013   Lượt xem: 1131)

Langnghevietnam.vn – LNVN.VN - Hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Việt Nam hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời đã trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nền kinh tế nước nhà với mức độ tăng trưởng khá cao, bình quân khoảng 20% trên 1 năm, với kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD Từ năm 2004; hơn 750 triệu USD vào năm 2007; 1 tỷ USD vào năm 2008, và đến những năm gần đây đã đạt gần 2 tỷ USD (2013).

                          TS. Tôn Gia Hóa – Phó chủ tịch Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam  

Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào  nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỉ suất lợi nhuận cao. Cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ thì lãi gấp 5-10 lần so với ngành khác; giải quyết việc làm từ 3 đến 5 ngàn lao động.  Sự phát triển của các làng nghề trong thời gian vừa qua đã có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Sự phát triển lan tỏa của các làng nghề đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động. Ở nhiều làng nghề, cơ cấu kinh tế đạt 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, chỉ còn 20-40% cho nông nghiệp.

Theo số liệu từ Hiệp hội Xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam (Vietcraft) thì 7 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành TCMN tăng khoảng 7% so với cùng kỳ, trong đó, mặt hàng mây, tre, cói, thảm tăng 4,8%, đạt 127 triệu USD; mặt hàng gốm sứ tăng 5,9%, đạt 255 triệu USD… Như ý kiến của một số chuyên gia thì mức tăng trưởng này có thể chấp nhận được trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.

Thế nhưng, sự tăng trưởng này lại không phản ánh đúng thực trạng của nhiều DN trong ngành khi lợi nhuận của DN trong những tháng đầu năm đã giảm trung bình tới 10%. Có  một  hiện  tượng  là từ đầu năm tới nay nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mây tre đan đã phải từ chối một số đơn hàng do nguồn nguyên liệu mây, tre trong nước rất khó khăn, phải nhập khẩu từ Trung Quốc, luồng phải nhập từ Lào, nguyên liệu nứa trong nước còn không nhiều cộng với chi phí nhân công cao…, giá thành đã tăng tới gần 20% trong khi giá bán lại không thể tăng khiến lợi nhuận giảm đáng kể. Còn  đối  với  các doanh nghiệp  gốm  sứ  thì  chịu  cảnh từ đầu năm tới nay giá xăng, giá gas tăng đã đẩy giá thành sản phẩm tăng theo bởi giá gas chiếm trên 2% giá thành sản phẩm,  đất làm gốm cũng phải nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Ngoài những khó khăn cố hữu của ngành thủ công mỹ nghệ đã được các chuyên gia kinh tế phân tích một cách sâu sắc trên các diễn đàn, cũng cần nêu lên ở đây một vấn đề đặc biệt quan trọng, đó là chúng ta hầu như chưa phát huy hết giá trị văn hóa dân gian trong mỗi sản phẩm xuất ra thị trường thế giới. Nhiều làng nghề đã nghiễm nhiên trở thành các điểm gia công tập trung, đơn thuần thực hiện các mẫu mã theo các đơn đặt hàng với những đặc tính rất khác biệt. Nhiều làng nghề, cơ sở sản xuất TCMN chưa có khả năng phát triển những sản phẩm thuần Việt với các đặc tính văn hóa, tiêu dùng đủ sức thuyết phục khách hàng.

Đến đây chúng ta nhận thấy một vấn đề có liên quan mật thiết đến việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đó là  tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu.

Chúng ta biết rằng giờ đây thương hiệu quan trọng hơn bất cứ thời điểm nào trong quá khứ. Thương hiệu là sự kết hợp của tâm lý và khoa học, tạo thành một cam kết của nhà sản xuất, phân phối. Các sản phẩm đều có vòng đời. Nhưng thương hiệu tồn tại lâu dài hơn nhiều so với sản phẩm. Thương hiệu truyền tải chất lượng, uy tín và kinh nghiệm. Thương hiệu có giá trị. Nhiều doanh nghiệp đưa giá của thương hiệu vào bản cân đối tài chính.

Xây dựng thương hiệu cực kỳ quan trọng, là vấn đề nền tảng, là vấn đề cốt lõi. Xây dựng thương hiệu là xây nên những giá trị vô giá cho doanh nghiệp.

Thế giới hiện tại xuất hiện nhiều thị trường mới và một tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển ở những nơi như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Nga, Nam Phi, Nigeria, indonesia, Việt Nam và nhiều nơi khác nữa. Những người tiêu dùng này mua thương hiệu. Họ mua những thương hiệu cao cấp. Cách xây dựng thương hiệu hay nhất ngày nay là dựa trên một ý tưởng mạnh. Những thương hiệu hàng đầu có sức sáng tạo tuyệt vời trong quảng cáo để giúp họ vượt qua sự khác biệt nhằm tạo nên sức nóng thương hiệu và sự hấp dẫn của sản phẩm.

Xây dựng thương hiệu giờ đây đòi hỏi một chiến lược vận động văn hoá, trái với một chiến lược xây dựng thương hiệu đơn giản. Một chiến lược vận động văn hoá có thể giúp thương hiệu của chúng ta nhanh chóng đạt vị thế thống trị. Một khi chúng ta đã có một trào lưu văn hoá, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì trong môi trường truyền thông rời rạc, tối đa hoá sức mạnh của truyền thông xã hội và công nghệ. Thế giới đã thay đổi, chúng ta sống trong thời đại của những cuộc nổi dậy và phong trào. Những thương hiệu thông minh có thể tận dụng lợi thế của các công cụ mới và tạo điểm nhấn một cách nhanh chóng.

Khi đối mặt với những thách thức kinh tế gần đây, điều đáng nói là các thương hiệu đã hoạt động hiệu quả hơn trong những thời điểm khó khăn so với các sản phẩm không có thương hiệu. Thương hiệu tồn tại lâu hơn vòng đời sản phẩm.

Không xây dựng thương hiệu thì không có sự khác biệt hoá. Không khác biệt hoá thì sẽ không có lợi nhuận dài hạn. Con người không có mối quan hệ với sản phẩm, họ trung thành với thương hiệu.

Trong thế giới ngày nay, xây dựng thương hiệu có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng chúng ta không thể đơn thuần tạo dựng một thương hiệu như người ta vẫn làm trước đây mà cần một chiến lược vận động văn hoá để đạt được đà tăng trưởng vượt bậc cho thương hiệu. Nêú làm được điều này, chắc chắn nhà sản xuất và phân phối sẽ đạt được mọi kế hoạch đề ra.

                                          TS. Tôn Gia Hóa – Phó chủ tịch Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.516.360
Tổng truy cập: