MẪU MÃ & XU HƯỚNG (TREND) - ỨNG DỤNG
Cánh cửa xuất khẩu online đã rộng mở cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ
(Ngày đăng: 09/06/2024   Lượt xem: 65)

Tốc độ phát triển thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam đứng thứ 3 châu Á với mức tăng trưởng 20-30%. Khoảng 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp (DN) Việt đã được đưa ra thị trường thế giới. Trong đó, các DN nhỏ, siêu nhỏ đã tham gia sân chơi mới này nhiều hơn thay vì các DN lớn như trước đây, đồng thời, nhiều DN đã xây dựng được thương hiệu trên nền tảng thương mại số.

 

Cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thị trường

Chia sẻ về việc tham gia XK xuyên biên giới, ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc CVI Pharma cho rằng, thời gian qua công ty đã bắt đầu nhận thấy mô hình bán hàng truyền thống cồng kềnh nên đã thay đổi mô hình kinh doanh và đầu tư nguồn lực con người để hướng đến thị trường TMĐT xuyên biên giới đầy tiềm năng. Bắt đầu bán hàng qua sàn TMĐT đi các nước từ đầu năm 2024 và DN đã nhận được tín hiệu tích cực với kênh phân phối này. Hiện, đơn vị ghi nhận có hàng chục nghìn đơn hàng, doanh số đạt khoảng 20.000 USD/tháng.

Tuy doanh số bán hàng trên TMĐT xuyên biên giới của DN còn khá khiêm tốn nhưng DN kỳ vọng sẽ có con số doanh thu lớn hơn. DN đang được tổ chức bán hàng khá bài bản, đồng thời nhận được nhiều lời khen từ người tiêu dùng các nước. Do vậy, đây là thời điểm vàng để tham gia TMĐT toàn cầu. “Tôi cho rằng cánh cửa XK online xuyên biên giới đang mở ra, đặc biệt cho DN vừa và nhỏ chưa có kinh nghiệm. Công nghệ, thủ tục pháp lý và logistics đã sẵn sàng”, ông Hiệu cho hay.

Quyết định kinh doanh trên sàn Alibaba từ tháng 9/2015 đến nay, bà Hoàng Thị Thanh Tâm, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển sáng tạo Đông Dương (Indochina) - một công ty chuyên xuất khẩu hàng mây tre đan với thị trường chính là Mỹ và châu Âu, cho biết, kinh doanh trên các nền tảng TMĐT là phương thức hiệu quả trong những năm gần đây. Thị trường TMĐT tại Việt Nam đứng “top 3” trong khu vực Đông Nam Á và khi sản phẩm của công ty phát triển trên sàn TMĐT, công ty được tiếp cận với khách hàng trên toàn cầu. Qua sàn TMĐT, sản phẩm của DN được tiếp cận với khách hàng nhanh hơn và khách hàng có thể mua sản phẩm phong phú hơn đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới. Từ đó t hương hiệu của DN được nâng lên rất nhanh.

Theo bà Nguyễn Huỳnh Thu Trúc, Công ty Organic Viet Food (OVF), để đưa được sản phẩm lên sàn TMĐT, DN phải học hỏi và cập nhật liên tục. Với mong muốn DN Việt không chỉ xuất hạt điều thô mà cần phải gia tăng giá trị cho hạt điều. Chính vì thế, hạt điều Bình Phước đã được OVF khoác lên chiếc áo thương hiệu Newbam với bao bì, mẫu mã, đóng gói… đúng chuẩn để XK. Đến nay, hạt điều Newbam đã nhanh chóng được lên kệ của Amazon và xuất ra nước ngoài nhanh chóng đến với thị trường Mỹ, Canada.

Ông Dương Như Đức, Giám đốc Công ty CP Phân lân Ninh Bình cho biết, thời gian qua, bên cạnh phương thức XK truyền thống, DN đã tận dụng cơ hội từ TMĐT mang lại để XK qua thương mại điện tử xuyên biên giới trên sàn Alibaba. Việc tiếp cận và xúc tiến XK trực tuyến giúp DN tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, nhất là thị trường ở châu Á, trong đó tiêu thụ nhiều nhất là Malaysia, Indonesia... Kết quả này tạo đà để DN tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu và đưa sản phẩm vươn xa.

Theo chuyên gia, DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ bắt đầu quan tâm đến XK online từ thời COVID-19. Trước đây, hoạt động xuất nhập khẩu thường chỉ dành cho các DN có quy mô lớn và khả năng tài chính mạnh mẽ. Tuy nhiên, hiện nay, các DN siêu nhỏ, DN nhỏ và vừa có cơ hội công bằng tiếp cận thương mại toàn cầu nếu chủ động trong việc khai thác XK online. Việc chuyển sang bán hàng trên các kênh online sẽ giúp các DN vừa và nhỏ Việt Nam điều hướng và nhanh nhạy thích ứng, nắm bắt các cơ hội kinh doanh chưa được khai thác và phát triển với TMĐT xuyên biên giới.
4-1.jpg -0

 
Hiện là thời điểm vàng để doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử toàn cầu.

Xây dựng thương hiệu tạo sức cạnh tranh

Thực tế, cũng đã có hàng nghìn DN lớn nhỏ phía Việt Nam gia nhập cuộc chơi XK online từ nhiều năm nay và mang về kết quả tích cực thông qua các sàn TMĐT xuyên biên giới như Amazon, Alibaba… Tuy nhiên, theo nhận định của DN, chuyên gia, dù doanh số TMĐT của khối DN nhỏ và vừa đang ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc nhưng mức độ tham gia XK qua TMĐT của DN còn hạn chế. Lý do, phần lớn DN nhỏ và vừa chủ yếu gia công theo đơn hàng và mẫu mã của các nhà phân phối nước ngoài. Đa số các DN có quy mô nhỏ, chưa đủ năng lực xây dựng thương hiệu; sức chống chịu kém trước các biến động bất ngờ và liên tục từ thị trường.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, tại Việt Nam, các DN vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên nhóm này lại chưa xây dựng được thương hiệu một cách bài bản mà hay bị rời rạc, khó nhận biết. Nước ta hiện có rất nhiều đặc sản theo vùng miền mà TMĐT xuyên biên giới sẽ giúp nhà sản xuất nhỏ lẻ đó có cơ hội tham gia trực tiếp vào khâu bán hàng nhưng nhiều đơn vị chưa thể tận dụng để tăng thêm lợi nhuận cho DN.

Theo các chuyên gia, TMĐT xuyên biên giới sẽ mở ra câu chuyện XK cho các sản phẩm nông sản nói chung và các sản phẩm khác vốn là thế mạnh của Việt Nam, nhất là khi các FTA có hiệu lực. Đây là cơ hội không chỉ cho DN XK nói chung mà cho cả các DN nhỏ, DN địa phương, hợp tác xã, các cá nhân có sản phẩm chất lượng tốt và biết vận dụng TMĐT. Do vậy, để phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng XK của hàng Việt, đưa TMĐT xuyên biên giới trở thành một trong những yếu tố giúp thúc đẩy XK, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, các chuyên gia cho rằng, cần sự phối hợp chung tay của cơ quan quản lý, các sàn TMĐT lớn, các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT và chính sự nỗ lực, quyết tâm của các DN.

Cùng với đó, để bán hàng thành công trên các sàn TMĐT quốc tế, các chuyên gia cho rằng, người bán cần hiểu hành vi tiêu dùng của người mua hàng thông qua thương hiệu lựa chọn, mức độ tin cậy, sự tiện lợi và dịch vụ phù hợp, cũng như phải xây dựng được thương hiệu nổi bật trong môi trường trực tuyến. Theo đó, các sản phẩm khi đăng bán trên thị trường cần được đóng gói đẹp, nâng cao chất lượng sản phẩm, nên sử dụng vật liệu thân thiện, bền vững với môi trường. Đặc biệt, sản phẩm không được vi phạm trademark (thương hiệu).

Do đó, các DN phải sáng tạo ra mẫu hoặc kiểm tra kỹ các mẫu đó có vi phạm bản quyền hay không để tránh rủi ro. Bên cạnh đó, sản phẩm cần thiết kế gọn nhẹ, dễ tháo lắp, dễ vận chuyển.

                                                  Theo:  cand.com.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

20
Đang xem:
72.623.350
Tổng truy cập: