DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trong toàn cầu hóa
(Ngày đăng: 28/06/2013   Lượt xem: 679)
Ngày 23.6, tại TP Hội An, Quảng Nam đã diễn ra hội thảo 10 năm thực hiện Công ước bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO: Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai. Bên cạnh những kinh nghiệm về chính sách, chiến lược quốc gia, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp cụ thể để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của toàn cầu hóa.
 
Nguồn: honque.org

Công ước bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) của UNESCO (2003) đã góp phần bảo vệ, bảo đảm sự tôn trọng đối với DSVHPVT của các cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế đối với di sản. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa cùng với sự thay đổi lớn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đang đưa tới những mối đe dọa cho việc bảo vệ DSVHPVT ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhiều DSVHPVT cần bảo vệ khỏi nguy cơ mai một, một số lĩnh vực DSVHPVT chưa được quan tâm thỏa đáng. Năng lực chuyên môn về quản lý và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn DSVHPVT nói chung còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ có trách nhiệm còn chưa nhận thức thật sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của di sản văn hóa trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, lúng túng trong xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế, xã hội.

Theo Trưởng phòng Văn hóa phi vật thể, Cục Di sản văn hóa Nguyễn Kim Dung, cần xác định loại hình di sản ưu tiên để bảo vệ. Những DSVHPVT nào tiêu biểu lại đang có nguy cơ biến mất thì cần được ưu tiên đầu tư, bảo vệ. Những loại hình di sản nào khi được bảo tồn sẽ có tác động thúc đẩy việc bảo vệ; phát huy các loại hình DSVHPVT có liên quan cũng cần được quan tâm một cách thỏa đáng và tùy đặc thù của từng loại hình mà ứng xử linh hoạt. Cộng đồng - chủ thể văn hóa phải được tham gia vào các chương trình, hoạt động, dự án và họ phải là người đóng vai trò quyết định, đặc biệt trong vai trò truyền dạy di sản.

Nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Ts Đặng Văn Bài cho rằng, muốn phát triển bền vững, chắc chắn phải xây dựng các kế hoạch liên ngành có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mang lại đầy đủ mọi mặt phúc lợi cần thiết cho các cộng đồng cư dân, ở cả hiện tại và tương lai. Trong đó, vẫn bảo toàn được tính toàn vẹn, cân bằng của hệ sinh thái, môi trường tự nhiên và nhân văn, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả những tác động tiêu cực do công nghiệp hóa, hiện đại hóa có thể ảnh hưởng tới di sản văn hóa.

Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng 7 DSVHPVT của Việt Nam được UNESCO công nhận, Gs, Ts Trần Quang Hải - Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia (Pháp) khuyến nghị: chúng ta nên nghĩ đến việc bảo vệ nghiêm túc và cụ thể các DSVHPVT bằng cách tôn vinh xứng đáng những nghệ nhân cao tuổi là những người gìn giữ di sản, để họ tiếp tục truyền dạy, duy trì nghệ thuật cổ truyền và tăng cường việc kiểm soát các di sản đó theo đúng tôn chỉ của UNESCO.

Cũng về vấn đề lưu giữ và truyền dạy, ông Augustus B. Ajibola - Bộ Du lịch, Văn hóa và Định hướng Quốc gia Nigeria chia sẻ: hiện Nigeria đang thiết lập hệ thống Kho báu nhân văn sống nhằm lưu truyền tri thức cho các thế hệ sau. “Chúng tôi đã phát triển một dự án quốc gia để tiến hành nghiên cứu và tư liệu hóa các ngôn ngữ đang bị đe dọa. Kết quả của nghiên cứu này đã được xuất bản thành sách. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giao tiếp mà còn là phương tiện thể hiện văn hóa và bản sắc dân tộc. Theo thống kê của UNESCO, cứ hai tuần lại có một ngôn ngữ biến mất. Trên thực tế 80% ngôn ngữ ở châu Phi không phải là ngôn ngữ viết. Vì vậy, bạn có thể hiểu tại sao chúng tôi lại mong muốn tiến hành kế hoạch hành động này”.

Từ những hợp tác thiết thực giữa các cơ quan bảo tồn văn hóa của Việt Nam và Indonesia, ông Gaura Mancacaritadipura - Hội Múa rối bóng Indonesia, đề cao sự hợp tác quốc tế song phương nhằm bảo tồn DSVHPVT trong tiểu vùng ASEAN. Sau khi đi tham quan một số đơn vị của Việt Nam tích cực trong việc bảo tồn DSVHPVT, hai bên đã tổ chức hội thảo, thảo luận về những vấn đề cùng quan tâm và có những kiến nghị cho kế hoạch hành động. “Tổ chức thảo luận, chia sẻ thông tin song phương là một hình thức để nâng cao tri thức và nhận thức về bảo tồn DSVHPVT, đặc biệt là việc ứng dụng trong thực tế” - ông Gaura Mancacaritadipura khẳng định.

Công ước về bảo vệ DSVHPVT của UNESCO được thông qua năm 2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20.4.2006. Công ước thể hiện mối quan tâm to lớn của toàn thế giới đối với việc bảo vệ DSVHPVT và sự nhận thức rộng rãi về nhu cầu cấp bách phải bảo vệ những di sản này trước những nguy cơ do lối sống, quá trình toàn cầu hóa gây ra. Tính đến ngày 10.4.2013, đã có 153 nước tham gia, Việt Nam là nước thứ 22 gia nhập công ước.

Theo: Đại Biểu Nhân Dân
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

15
Đang xem:
72.684.605
Tổng truy cập: