DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Ninh Bình - Ước vọng hát xẩm thành di sản
(Ngày đăng: 30/05/2013   Lượt xem: 1019)

Tỉnh Ninh Bình đang thúc đẩy các hoạt động khôi phục nghệ thuật hát xẩm với ước vọng trở thành Di sản phi vật thể của nhân loại vào năm 2016. Nhưng điều đáng nói là kể từ khi nghệ nhân xẩm Hà Thị Cầu qua đời, Ninh Bình không còn một nghệ nhân nào của loại hình âm nhạc dân gian đặc biệt này.

Hát xẩm giờ đây chủ yếu được phục dựng chứ không tồn tại một đời sống nguyên bản của nó. Ảnh: TL

Lại câu chuyện vinh danh

Hát xẩm ra đời vào thế kỷ thứ 14, có giai điệu chậm rãi, khoan thai, trầm bổng, mang tính kể chuyện (kể tích)… thông qua rất nhiều làn điệu và ca từ bắt nguồn từ dân gian. Hát xẩm không hề kén người thưởng thức bởi tính trung hoà của nó, lời xẩm mộc mạc dễ hiểu.

Tuy nhiên, các tài liệu cũng không nói rõ xẩm được bắt nguồn chính xác từ địa phương nào mà chỉ cho thấy xẩm vốn được biết tới ở nhiều tỉnh miền Bắc. Trong số những địa phương có xẩm, những năm gần đây người ta biết đến Ninh Bình nhiều hơn là bởi cố nghệ nhân Hà Thị Cầu sinh sống tại đây.Mấy năm gần đây, Ninh Bình đã quyết định đầu tư cho xẩm. UBND tỉnh đã phê duyệt đề án khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát xẩm, được Nhà hát Chèo Ninh Bình phối hợp với UBND huyện Yên Mô tổ chức thực hiện từ cuối năm 2011. Ninh Bình cũng cho rằng địa phương này chính là cái nôi của nghệ thuật xẩm cổ truyền và đặt ra mục tiêu sẽ đưa nghệ thuật này đến với UNESCO.Đề án ra đời không bao lâu thì cụ Hà Thị Cầu – nghệ nhân xẩm duy nhất của Ninh Bình qua đời. Thế nhưng, mong ước đưa xẩm đến với UNESCO của Ninh Bình vẫn được tiếp tục triển khai. Đầu năm 2013, tỉnh đã mời các nghệ nhân, nghệ sỹ ưu tú ở Trung ương và địa phương sưu tầm các làn điệu, các bài hát xẩm cổ truyền, biên soạn chương trình và trực tiếp truyền dạy nghệ thuật hát xẩm cho các diễn viên, nhạc công Nhà hát Chèo Ninh Bình, các diễn viên quần chúng... Sau khi được truyền nghề, các học viên sẽ dàn dựng, biểu diễn chương trình hát xẩm, thực hiện việc ghi hình, thu tiếng nhằm giới thiệu, quảng bá sâu rộng nghệ thuật này tới công chúng...Ninh Bình đã tổ chức được nhiều chương trình hội diễn có hát xẩm nhưng đến nay chưa có “hạt nhân” hát xẩm nào chính thức được vinh danh là nghệ nhân.

Cần hiểu các tiêu chí  trước khi làm hồ sơ 

Đối chiếu với những di sản phi vật thể đã được vinh danh tại Việt Nam như: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Nhã nhạc cung đình Huế; Hát xoan hay hát Quan họ... đều thấy rằng tất cả những loại hình nghệ thuật này đều có sức sống mãnh liệt và vẫn được người dân địa phương sử dụng trong không gian vốn có của nó.


Thế nhưng, với xẩm thì khác! Xẩm giờ hoàn toàn không còn đời sống vốn có của nó là hát rong. Điều khác biệt hẳn so với xẩm trước kia là xẩm giờ thường được biểu diễn trên những sân khấu được bài bố khá chỉn chu. Đôi khi, xẩm cũng được hát theo kiểu “tập thể” trong khi xẩm vốn có chỉ 1 – 2 người, đông nhất cũng chỉ là 1 gia đình gồm cha – mẹ - con cái.


Nghệ sỹ Mai Tuyết Hoa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển âm nhạc dân tộc, cũng là một nghệ sỹ hát xẩm nổi tiếng, cho biết: “Nếu thực sự xẩm được nhận một danh hiệu nào đó, tôi sẽ rất vui mừng. Tuy nhiên, tôi cho rằng để đào tạo được một nghệ nhân xẩm cần rất nhiều thời gian. Có thể là 5 năm và có thể lâu hơn nữa. Tôi có đào tạo một sinh viên, cô ấy rất yêu xẩm nhưng suốt 2 tháng cũng chỉ học được 1 bài. Nhiều bạn trẻ khác cũng đam mê xẩm lắm nhưng đào tạo rất khó. Xẩm không chỉ là hát mà còn có đàn, phách... Xẩm cần có không gian sống thực sự của nó. Tôi ước mong, Hà Nội có một chuyến tàu điện chạy quanh Hồ Gươm, trên đó có một gánh xẩm. Như thế xẩm tàu điện mới thực sự là xẩm tàu điện!”.

Không tiện đưa ra những đánh giá trực diện về dự định đưa xẩm đến với UNESCO nhưng nghệ sỹ Mai Tuyết Hoa cũng cho rằng, xẩm muốn được khẳng định thì trước hết nó phải có đời sống sinh hoạt như nó vốn tồn tại. Trong khi đó, xẩm hiện nay hoàn toàn được phục hồi theo hướng “sân khấu hóa”.

                                                                                            Theo: Gia đình.net.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.684.330
Tổng truy cập: