DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Vinh danh cây dã hương ngàn tuổi
(Ngày đăng: 22/05/2013   Lượt xem: 639)

Hôm nay, 22.5 – ngày Quốc tế đa dạng sinh học, cây dã hương quý hiếm ở thôn Giữa xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang được vinh danh là “Cây di sản Việt Nam”.

Cây dã hương độc nhất vô nhị ở Tiên Lục với tuổi khoảng 1.000 năm. Ảnh: Nguyễn Bá Phương

Xứng với tước đại vương

Ngọc phả của thôn Giữa có ghi lại câu chuyện vua Lê Cảnh Hưng (1740 – 1786) khi đi qua thôn Giữa, thấy cây dã hương to, đẹp đã sắc phong cho cây là “Quốc chúa đô mộc Dã đại vương”. Từ điển bách khoa La Rousse của Pháp cũng có hình ảnh cây dã hương này, với chú thích: “Cây dã Tiên Lục – cây dã thứ hai thế giới”, được giới thiệu tại hội chợ Marseille năm 1932. Năm 1989, bộ Văn hoá – thông tin đã xếp hạng cây là di tích quốc gia.

Năm 2000 đoàn khảo sát liên ngành của trung tâm Đa dạng sinh học – đại học Sư phạm Hà Nội, viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, viện Công nghệ sinh học, viện Điều tra quy hoạch rừng về Bắc Giang điều tra thực địa đã ghi nhận cây dã hương ở Tiên Lục có tên khoa học Cinnamomum camphora L. Nees. et Eberm, thuộc chi Cinamomum, họ Long não (Lauraceae). Trong hội thảo quốc tế về cây dã hương do trung tâm Nghiên cứu và phát triển đa dạng sinh học tổ chức năm 2011, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nhận định dã hương ở Tiên Lục có tuổi khoảng 1.000 năm và trên thế giới chỉ có hai cây như thế, do cây ở châu Phi đã chết nên cây này có thể xem là “độc nhất vô nhị”.

Đã hiếm lại còn quý

Mở rộng phạm vi tìm kiếm ở Bắc Giang, đoàn khảo sát năm 2000 phát hiện thêm hai cây loại này, một ở Lạng Giang, một ở Yên Thế nhưng tuổi tác và độ lớn đều kém xa “Quốc chúa đô mộc Dã đại vương”. Theo đoàn khảo sát, cây dã hương ở Tiên Lục là cây hạt kín rất hiếm, còn sót lại sau trận đại hồng thuỷ biển tiến muộn. Cây cao khoảng 36m, đường kính 2,59m, chu vi 11m, có hoa nhỏ trổ vào cuối mùa xuân, chứa tinh dầu khắp các bộ phận, từ thân, rễ, lá. Tất cả đều ngát mùi hương dầu giống mùi dầu long não. Hình thái cây cũng mang nhiều đặc điểm giống cây long não nhưng chất camphor trong lá nhiều hơn so với lá long não. Đặc biệt, rễ cây có chứa tiền chất safrol, là thành phần rất có giá trị đang được tìm kiếm để khai thác phục vụ y dược, hoá mỹ phẩm, thực phẩm...

Rợp bóng phủ mái đình Viễn Sơn, dã hương đã chứng kiến bao đổi thay, thăng trầm của vùng đất Tiên Lục. Cũng vì thế, cây trở thành một phần quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, văn hoá của người dân nơi đây. Dân địa phương vẫn còn lưu giữ nhưng giai thoại về cây này, như chuyện một vị quan ở Huế về đây chặt một đoạn rễ đem về kinh thành tiến vua, hay năm 1905 toàn quyền Pháp cũng từng đến cưa cành làm hai cây thánh giá mang về Pháp…
Hiện dã hương được chăm sóc và bảo vệ chu đáo, nhiều đoàn khách du lịch và các đoàn nghiên cứu đã về đây thăm cây. PGS.TS Nguyễn Đình Hoè, tổng thư ký hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết: “Phong tặng cây danh hiệu “Cây di sản Việt Nam” là nhằm góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn gen quý hiếm, giữ gìn truyền thống lịch sử, văn hoá quốc gia và bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường Việt Nam”
                                                                                
                                                                                             Theo: SGTT.VN
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

29
Đang xem:
72.684.470
Tổng truy cập: