DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Thành ủy Hà Nội: Đàn Xã Tắc được bảo vệ
(Ngày đăng: 15/05/2013   Lượt xem: 498)

Tại buổi họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 14/5, ông Phan Đăng Long -Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định: "Đàn Xã Tắc được bảo vệ. Bất kể di tích nào cũng phải bảo vệ theo đúng Luật Di sản, đồng thời thành phố cũng đang có những chỉ đạo quyết liệt đối với Chùa Một Cột và làng cổ Đường Lâm".

Quyết liệt với Đường Lâm

Sau khi có "tối hậu thư" của trụ trì chùa Một Cột gửi thành phố ghi rõ "trong vòng 30 ngày nếu thành phố không có chỉ đạo về việc tôn tạo, trùng tu di tích tại chùa này, trụ trì sẽ tự dỡ ngói, hạ giải để đảo ngói toàn bộ chùa và nhà Mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới”.

Trước tình hình đó, thành phố đã có chỉ đạo UBND Quận Ba Đình xem xét.

Chỉ số ít những hộ có nhà cổ mới được hưởng nhiều hỗ trợ
Chỉ số ít những hộ có nhà cổ mới được hưởng hỗ trợ

Theo ông Long, dự án di tích chùa Một Cột là một di tích nằm trong khu vực rất đặc biệt, trong quần thể khu di tích Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh nên việc đưa dự án vào việc trùng tu, bảo trì là nhiệm vụ thường xuyên của quận, sở và thành phố. 

Thành phố cũng đã chỉ đạo triển khai dự án này từ năm 2010 trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long, UBND quận Ba Đình đã lập kế hoạch tôn tạo di tích chùa Một Cột với kinh phí hơn 31 tỉ đồng.

Khi sự việc xảy ra Thành ủy cũng thừa nhận trách nhiệm chủ quan là từ phía các sở, ban ngành nếu cố gắng đẩy nhanh tiến độ hơn thì chắc không xảy ra sự việc này.

Tuy nhiên, tình trạng dột ở chùa Một Cột qua kiểm tra thực tế thì nó cũng không đến mức quá trầm trọng. Ông Long cho rằng, đây cũng là cách để thúc đẩy chính quyền phải quan tâm, phải đẩy nhanh thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo của trụ trì chùa này.

Còn đối với làng Cổ Đường Lâm, thường trực Thành ủy cũng đã họp chỉ đạo cụ thể giao cho UBND Sơn Tây xem xét lắng nghe ý kiến của dân. Ông Long cho biết, làng cổ Đường Lâm cũng là một di tích, khi xây dựng, tu bổ phải theo rất nhiều quy trình, rất nhiều thứ. Ví dụ nhỏ khi động đến xây dựng thì phải tuân thủ những quy chuẩn về xây dựng, đơn giá, phê duyệt phức tạp nhiều thủ tục, nhiều quy trình rất phiền phức.

Ông Long cũng thừa nhận, nhu cầu phát triển, đòi hỏi một không gian phù hợp với nhu cầu sống là nguyện vọng chính đáng của người dân. Để dẫn đến tình trạng dân phải đồng loạt trả lại di tích, Thành ủy cũng phải thừa nhận có phần trách nhiệm trong việc chậm giải quyết những bức xúc của người dân. Đó cũng có một phần lỗi thuộc về các cơ quan chức năng đã chậm trễ, thiếu quan tâm.

Tuy nhiên, về hướng xử lý của thành phố, ông Phan Đăng Long cho rằng, hiện tại cũng chưa thể đưa ra được hướng xử lý cụ thể. "Nhưng theo tôi phải có giải pháp kết hợp hài hòa đảm bảo cho lợi ích của người dân.

Hiện tại có thể phải đưa ra phương án, tạo một khu giãn dân và khu cổ bảo tồn. Nếu để tình trạng cải tạo ngay trong khu di tích thì sẽ làm mất đi di tích không thể khai thác được nữa", ông Long cho biết.

Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Bùi Mạnh Tiến cho biết, từ năm 2010 đã có hướng dẫn với Ban quản lý cũng như tổ chức hội nghị thẩm định ý kiến các chuyên gia vào tháng 10/2012 về trùng tu di tích.

"Chúng tôi đã hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị tư vấn làm hồ sơ quy hoạch theo quy định. Chính thức cuối tháng 4, Ban quản lý di tích đã gửi lại hồ sơ cho chúng tôi. Sau đó Sở mới thẩm định, tham mưu trình UBND TP phê duyệt" - ông Tiến cho biết.

Sở VHTTDL đã chỉ đạo ngày 17/5 tới đây tiếp tục tổ chức hội đồng chuyên gia, thẩm định, xem xét vụ việc, sau đó 10 ngày, Sơn Tây phải hoàn thiện hồ sơ để Sở trình UBND TP phê duyệt phương án.

"Quy chế quản lý mới cho làng cổ Đường Lâm sẽ giải quyết được các vấn đề mâu thuẫn mà báo chí đưa vừa qua" - ông Tiến khẳng định.

Đàn Xã Tắc được bảo vệ

Trước thông tin còn nhiều tranh cãi liên quan đến dự án cầu vượt Đàn Xã Tắc, ông Phan Đăng Long khẳng định quan điểm của thành phố "bảo tồn Đàn Xã Tắc hay bất kỳ di sản nào cũng phải tuân thủ theo luật và chắc chắn thành phố cũng như ai hay bất kỳ một địa phương nào nếu có một di sản trong khu vực  thì cũng đều phải chấp hành luật.

Nhưng đương nhiên vấn đề cân đối giữa bảo tồn và phát triển thì cũng phải biết bảo tồn phải phục vụ cho mục đích phát triển. Bảo tồn sẽ không có giá trị nếu không phục vụ mục đích phát triển. Hơn nữa, Hà Nội với bề dày lịch sử 1000 năm tôi khẳng định có đào xới bất kể đường phố nào cũng có thể đụng tới di sản mà cha ông để lại. Và việc lớp sau chồng lớp trước như thế thì Hà Nội rất nhiều", ông Long cho biết.

Vẫn chưa có được phương án tối ưu nhất về dự án qua cầu vượt Đàn Xã Tắc
Vẫn chưa có được phương án tối ưu về dự án qua cầu vượt Đàn Xã Tắc
Theo ông Long, dự án cầu vượt Đàn Xã Tắc hiện cũng có nhiều phương án nhưng chưa có được phương án nào tối ưu. Tới đây, Hà Nội sẽ tổ chức hội thảo để lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học để có được phương án tối ưu, vừa kết hợp được phương án bảo tồn di sản lại vừa đảm bảo cho mục đích phát triển của thành phố.

Ông Long khẳng định: "Trong khi đang chờ phương án cuối cùng thì không ai được xâm hại tới đàn và Đàn Xã Tắc vẫn đang được bảo vệ".
 

Phạm luật:

Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, di tích quốc gia theo Luật Di sản bao gồm vùng lõi và vùng đệm, cả trên mặt đất và cả trong lòng đất, cả di tích, di vật và thiên nhiên cảnh quan.

‘Việc xây cây cầu sắt khổng lồ nằm đè lên trên di tích Đàn Xã Tắc, dù có không đụng chạm gì đến những hiện vật đã được lấp cát ở bên dưới thì cũng vẫn là một sự xâm hại di tích và xét cho cùng là hành động bất chấp pháp luật, không còn lương tâm, đạo lý để phá hoại mồ mả, hồn cốt của tổ tông’, GS Ngọc nói.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khẳng định, đàn Xã Tắc có vị trí rất quan trọng cần được bảo vệ, phải được bảo vệ. Mọi giải pháp nào đưa ra đều phải tuân thủ luật pháp.

‘Tôi khẳng định, đó là di tích rất quan trọng, những ai nói chuyện phá di tích đàn Xã Tắc là không những vi phạm luật pháp mà còn xúc phạm cả người dân nữa’, nhà sử học Dương Trung Quốc bức xúc.

GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phân tích: Cầu vượt làm bằng bê tông, theo nguyên tắc, móng cầu phải đào sâu, rộng, xây hết sức kiên cố. Như vậy dù hai móng cầu này trên bản vẽ không động chạm đến đảo giao thông, nhưng chắc chắn sẽ động chạm ngay một phần lõi của di sản đang bảo tồn trong lòng đất nằm ngoài đảo giao thông và có thể động chạm đến phần di tích chưa khai quật.

Tôi xin nhấn mạnh là đảo giao thông hiện nay không phải là chỉ giới vùng lõi khu di tích. Nếu để xảy ra sự việc đó tức là vi phạm luật Di sản hết sức nghiêm trọng, buộc phải đình chỉ thi côngts Việt.

Ngày 24/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hà Nội, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội liên quan đến giải pháp giao thông tại khu vực Đàn Xã Tắc.

Theo đánh giá của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, dự án xây dựng cầu vượt tại khu vực có Di tích Đàn Xã Tắc (Ô Chợ Dừa, Hà Nội) đang gây nhiều quan ngại đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và tạo nên những dư luận trái chiều trong xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

                                                                                                           Theo: Đất Việt

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.667.828
Tổng truy cập: