DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Bảo tồn văn hóa gắn với sinh kế của đồng bào
(Ngày đăng: 05/05/2013   Lượt xem: 663)
Văn hóa truyền thống Tây Nguyên vô cùng phong phú, đa dạng và giàu bản sắc nhưng đang bị phai nhạt và mai một dần. Ðó là một thực tế rất đáng lo ngại. Quan điểm của chúng ta là cần phải bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các tộc người trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. Nhưng bảo tồn những gì, bảo tồn như thế nào và ai là chủ thể trong công việc đầy khó khăn nhưng vô cùng quan trọng này?...

Già làng Ðiểu K’Kheng (dân tộc S’Tiêng, Ðác Nông): Bọn trẻ không còn thích nghe và chơi khèn M’bướt, cồng chiêng nữa. Chúng cũng thích uống rượu đế hơn là rượu cần. Khèn M’bướt lại khó học, khó chơi nên chẳng ai màng đến chuyện học hỏi nữa. Không được sử dụng nên cũng chẳng còn mấy người biết làm khèn. Người biết đánh chiêng và chỉnh chiêng bây giờ cũng ít. Cũng có nhiều người tò mò, muốn học chỉnh chiêng nhưng đa số là theo kiểu truyền tay. Học theo cách như hiện nay là "cầm tay chỉ việc" thì rất khó để bảo tồn, phát huy giá trị của những bộ cồng chiêng. Số lượng các nghệ nhân đang ngày càng ít đi, còn lớp trẻ thì chưa nắm bắt được...

Cô Cil Gluyên (dân tộc Cơ Ho, Lâm Ðồng):Từ nhỏ, em đã rất thích nghe bà ngoại hát ôru và kể chuyện ngày xưa. Em cũng thích biết hát lả lông, biết múa xoang, biết đánh cồng chiêng. Thế là em nhờ bà em và những người già trong buôn dạy cho, dần dần cũng biết, cũng làm theo được. Nhưng trong lớp trẻ ở buôn làng em, không nhiều người biết đâu. Họ thích xem ti-vi, thích hát nhạc mới. Cũng may, buôn em là buôn làm du lịch văn hóa bản địa nên ít nhiều những người trẻ như em còn có chỗ mà tham gia múa hát theo cách ông bà xưa. Mà làm du lịch thì tụi em cũng có thêm thu nhập nhờ biểu diễn phục vụ du khách và bán hàng thổ cẩm lưu niệm...

Nhạc sĩ Linh Nga Niê Kđăm (dân tộc Ê Ðê, Ðác Lắc):Phải làm cho người dân tự ý thức được rằng mình cần bảo tồn những gì, sau nữa là giúp cho họ sinh kế bằng văn hóa truyền thống của họ. Văn hóa truyền thống nói chung, nghề thủ công nói riêng, phải làm cho nó trở thành sản phẩm du lịch, phải để nó giúp đồng bào sống đã, thì mới tính đến chuyện bảo tồn và phát huy bản sắc. Ðồng thời, tôi cho rằng, người làm văn hóa bản địa, tốt nhất phải là người dân sống trong không gian văn hóa đó. Phải có những nhà nghiên cứu bản địa am hiểu, khôi phục những gì bà con muốn, chứ không thể chủ quan áp đặt họ.

PGS-TS Ðỗ Hồng Kỳ (Phó Viện trưởng Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên): Văn hóa truyền thống Tây Nguyên ang mất rất nhanh, nhưng đó lại là thực tế khách quan không cưỡng lại được. Bởi, dù người Tây Nguyên có một nền văn hóa giàu bản sắc nhưng họ lại tự ti, đi lấy những khuôn mẫu của người Kinh để làm theo. Nguyên nhân của sự biến đổi, là phương thức sản xuất đã thay đổi. Thực tế rất đáng buồn nhưng không phải không có cách gìn giữ. Ðảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến việc đầu tư cho phát triển Tây Nguyên trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số dự án, chương trình, ở một số nơi còn thiếu khoa học nên mang lại hiệu quả không cao...

PGS-TS Lương Hồng Quang (Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật VN): Bảo tồn văn hóa gắn với cộng đồng, tạo sinh kế cho người dân. Ðó là cách bảo tồn sống, bảo tồn động, dựa trên điểm mấu chốt quan trọng là gắn với sinh kế của người dân, lấy văn hóa của các tộc người để phát triển. Việc bảo tồn gắn với sinh kế, sinh nhai đòi hỏi sự tham dự của các cộng đồng đó. Họ phải chủ động, sẵn sàng, tự nguyện thấy việc này là cần thiết. Việc đầu tư phải đồng bộ và làm trong quá trình dài. Những người làm văn hóa phải được đào tạo cơ bản, hiểu biết sâu và tâm huyết với công việc  của mình.

                                                                                        Theo: Nhân Dân cuối tuần

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

22
Đang xem:
72.668.063
Tổng truy cập: