DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Hát Xoan Phú Thọ: Sức sống bền bỉ một di sản
(Ngày đăng: 18/04/2013   Lượt xem: 699)
Theo ông Nguyễn Bá Khiêm- Phó giám đốc Sở VHTT&DL Phú Thọ, sau hơn một năm vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, cần được bảo vệ khẩn cấp, hiện điều đáng mừng là nhận thức của người dân về giá trị của hát Xoan - một di sản văn hóa từ thời dựng nước, gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được nâng lên đáng kể.



Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch vẫn luôn trăn trở với nghề

Theo các nhà nghiên cứu, những dấu tích cổ tìm được cũng cho thấy, hơn 2.000 năm trước, vào thời hưng thịnh của các triều đại vua Hùng, các cuộc hát Xoan được diễn xướng như một nghi lễ đầu xuân, chúc tụng vua, tôn vinh các vị thần sinh sôi nảy nở, cầu đất đai màu mỡ, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi. Dấu tích cổ kính nhất ghi nhận sự có mặt của hát Xoan là miếu Lãi Lèn, được coi như nơi vua Hùng dạy trẻ con các làng Phù Đức, An Thái, Kim Đái, Thét những câu hát nhà Vua vừa nghĩ ra. Miếu Lãi Lèn nguyên bản không còn, đến nay đã được tỉnh Phú Thọ phục dựng lạ nơi thờ tự và diễn xướng, trong nỗ lực đi tìm lại không gian hát Xoan thuần chất nhất. 

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch, trùm phường Xoan An Thái (Phú Thọ) cho biết, hát Xoan có những quy tắc nghiêm ngặt của phong tục, tín ngưỡng. Nơi biểu diễn ở phía trước nhang án trong đình làng và chỉ được hát từ ngày mồng 5 tháng Giêng, cho đến ngày mồng 10-3 ÂL (chính hội Đền Hùng). Ở tuổi ngoài 60, nhưng bà Lịch vẫn rất hoạt bát, nhanh nhẹn và hăng say tham gia trong những đêm hội hát Xoan. 

Sau một thời gian trầm lắng, đến năm 1979, hát Xoan được hồi sinh khi chủ trương sưu tầm, phục hồi các làn diệu dân ca trở thành trào lưu phổ biến. Dẫu vậy, chỉ đến mỗi dịp lễ hội Đền Hùng, thì hát Xoan mới  có cơ hội biểu diễn. Phải đến tận năm 2005, thì hát xoan mới thực sự trở thành đối tượng được quan tâm. Ngày 24/11/2011, UNESCO công nhận hát xoan Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn khẩn cấp của nhân loại. 



Cụ Lê Thị Đá năm nay đã gần 103 tuổi
nhưng vẫn ngân nga các điệu Xoan

Để tránh cho hát Xoan bị cải biên, sân khấu hóa, những ông trùm, bà trùm các phường xoan ngày lại ngày nhẫn nại thu nhận học trò, tìm người có khả năng, nặng duyên nợ để truyền bí quyết nghề tổ. Đào có thể mới mười ba, mười lăm, kép cũng chưa qua tuổi học trò. Vào màn diễn xướng, cũng áo mớ ba mớ bẩy, xúng xính má thắm môi hường, làm duyên bằng các câu ca cổ.

 Dù đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, những người nặng duyên với hát Xoan khôn nguôi nỗi niềm: Những nghệ nhân xưa nay đã tuổi cao, sức yếu, có nhiều cụ đã trên 100 tuổi, tâm còn nhưng lực đã yếu, họ đã được phong tặng nghệ nhân nhưng cơ chế chính sách thì vẫn chưa có.
Theo: Đại Đoàn Kết

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

15
Đang xem:
72.668.106
Tổng truy cập: