DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
(29)- Gìn giữ nghề làm giấy dó vùng Bưởi xưa
(Ngày đăng: 09/06/2024   Lượt xem: 68)

“Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương. Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.” Những câu ca dao trên đã đi vào tiềm thức của không ít người Hà Nội khi nhắc tới nghề làm giấy dó nổi tiếng một thời của làng Yên Thái.

Trong những câu chuyện về vùng gọi là Kẻ Bưởi xưa, không thể không nhắc đến nghề làm giấy dó của làng Yên Thái, ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội.

Bên cạnh làng Yên Thái, vùng Kẻ Bưởi xưa còn có năm làng chuyên nghề làm giấy dó. Mỗi làng sản xuất một vài loại giấy khác nhau như Yên Hòa cung cấp giấy làm quạt; Hồ Khẩu làm giấy gói hàng, làm đồ chơi, vàng mã; Đông Xã thì làm giấy quỳ để dát vàng; Yên Thái làm giấy in sách, giấy lĩnh chép ngọc phả, kinh Phật, giấy lệnh cho triều đình còn làng Nghĩa Đô làm giấy sắc phong.

Phục dựng mô hình làng nghề giấy dó vùng Bưởi xưa. Ảnh: TTXVN

Trải theo thời gian, cùng những biến cố của lịch sử, đến nay, nghề làm giấy dó vùng Bưởi xưa đã bị mai một, chỉ còn là dĩ vãng. Những người nghệ nhân làm giấy dó xưa, giờ cũng đã ở độ tuổi xưa nay hiếm.

Thế nhưng trong hơn 10 năm qua, vẫn có một người trẻ say mê với việc gìn giữ nghề làm giấy dó và phát triển các sản phẩm giấy dó tới cộng đồng. Đó là chị Trần Hồng Nhung - sáng lập Zó Project, doanh nghiệp xã hội ra đời với mục tiêu giữ lại một ngành nghề truyền thống, một loại giấy đẹp của dân tộc Việt đó là giấy dó.

Theo chị Hồng Nhung, để làm nên một tờ giấy dó chất lượng thì tất cả các công đoạn đều cần sự tỉ mỉ và kỳ công của người nghệ nhân. Tuy vậy, có một công đoạn mà những người nghệ nhân làm giấy luôn đặc biệt chú ý để tờ giấy dó đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Làm giấy dó ở Yên Thái ngày xưa - Ảnh: baochinhphu

Ngày nay nghề làm giấy dó vùng Bưởi xưa đã dần mai một và không còn giữ được nghề. Vì vậy trong hành trình tìm hiểu về nghề làm giấy dó cũng như khôi phục lại nghề, chị Nhung đã gặp không ít trở ngại.

Tuy nhiên, chị Hồng Nhung luôn coi những trở ngại ấy có thể biến thành cơ hội để phát triển nghề làm giấy dó. Sau hơn 10 năm theo đuổi và khôi phục nghề làm giấy dó, với chị Hồng Nhung, nghề làm giấy dó của vùng Bưởi xưa cũng mang những ý nghĩa đặc biệt.

Gìn giữ nghề làm giấy dó vùng Bưởi xưa. Ảnh: TTXVN

Với sự tâm huyết của một người trẻ mong muốn khôi phục lại một nghề truyền thống đã mai một ở làng Bưởi xưa, chị Hồng Nhung luôn mong muốn những việc làm của mình có thể lan tỏa hơn tới với cộng đồng thông qua các sản phẩm, hoạt động của Zó Project – doanh nghiệp xã hội do chị Nhung thành lập với sứ mệnh bảo tồn và phát triển giấy dó.

Trải qua thời gian, không ít nghề truyền thống của Hà Nội xưa đã dần mai một, không còn được duy trì và tiếp nối. Thế nhưng vẫn có những người trẻ giống như chị Trần Hồng Nhung đang ngày ngày thầm lặng gìn giữ những nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của kinh thành Thăng Long xưa như nghề làm giấy dó của vùng Bưởi.

Khôi phục, bảo tồn truyền thống nghề làm giấy dó là một quá trình dài hơi, tình yêu và tâm huyết của những con người đã, đang và sẽ gắn bó với giấy dó sẽ giúp nghề làm giấy dó mãi mãi trường tồn.

                                           Theo:  hanoionline.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

27
Đang xem:
72.622.905
Tổng truy cập: