DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
(29)- Bài 1: Nhà phố Pháp cổ cần được nghiên cứu một cách hệ thống
(Ngày đăng: 31/12/2022   Lượt xem: 142)

Gần 100 năm trở về trước, nhà phố Pháp đã xuất hiện tại các khu phố cổ, chứng kiến hết những quá trình đô thị hoá của thủ đô Hà Nội. Là một bộ phận của di sản kiến trúc thuộc địa Pháp tại Hà Nội, song khác với biệt thự và công thự, nhà phố Pháp chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống.

Ngôi nhà Pháp cổ nằm trên phố Hàng Bông     	Ảnh:T.H
Ngôi nhà Pháp cổ nằm trên phố Hàng Bông. Ảnh:T.H

Lịch sử - kiến trúc độc đáo

Nhà phố Pháp được xây dựng trên quy mô lớn trong các khu phố Tây đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và/hoặc sinh hoạt kết hợp với kinh doanh của một bộ phận thị dân thời bấy giờ, nhất là giới trí thức và tư sản người Việt – những người tiếp xúc sớm với nền giáo dục và văn minh Pháp, có đời sống văn hóa tinh thần và quan niệm thẩm mỹ riêng, chịu ảnh hưởng của phương Tây ở các mức độ khác nhau, kể cả trong thẩm mỹ kiến trúc.

Bên cạch tính lịch sử, nét độc đáo nằm ở kiến trúc của nhà cổ Pháp. Những hoạ tiết, hoa văn điêu khắc, trạm trổ cầu kì thường được giữ lại ở tầng hai, bên dưới lại là những cửa hàng cửa hiệu kinh doanh tập nập vốn có. Như vậy, tạo nên một nét phố vô cùng đặc trưng, một sự đối lập giữa hai khung cảnh, hai lối kiến trúc khác nhau.

Trao đổi với PGS.TS.KTS Nguyễn Quang Minh, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường ĐH Xây dựng Hà Nội. Ông Minh cho biết, những ngôi nhà phố Pháp đầu tiên ở Hà Nội được xây dựng trong giai đoạn 1920 – 1925, là thời kỳ mà công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của người Pháp được tiến hành trên quy mô lớn trên toàn xứ Đông Dương. Cùng thời điểm đó, các nhà thầu xây dựng của Pháp đã được cấp phép xây dựng nhiều dãy nhà phố thương mại mang phong cách kiến trúc thuộc địa Pháp trong các khu phố phía Tây (địa bàn quận Ba Đình ngày nay) và phía Nam (một phần quận Hoàn Kiếm và một phần quận Hai Bà Trưng ngày nay).

“Dễ nhận biết nhất đó là những ngôi nhà phố Pháp thường được sơn bằng vôi màu vàng nhạt, cửa gỗ màu xanh; có đỉnh mái vươn cao hoặc nhô lên vừa phải và có hoa văn viền quanh; ban công hình bán nguyệt ôm trọn cửa ra vào hoặc chạy dài suốt mặt tiền của ngôi nhà, lan can trang trí khá đơn giản kiểu con tiện và được đắp các hình nổi phía trên bằng vữa hoặc xi măng tạo thành những hình nổi lên. Đây là lối kiến trúc khá cầu kì, mang tính mỹ thuật cao” – PGS.TS.KTS Nguyễn Quang Minh nói.

Chỉ 381 căn có giá trị

Theo PGS. TS. KTS Nguyễn Quang Minh, qua công tác khảo sát thực địa, trong đại đa số các trường hợp, giá trị kiến trúc của ngôi nhà phố Pháp được thể hiện chủ yếu qua mặt đứng công trình. Cần có sự nhìn nhận đầy đủ và toàn diện giá trị của công trình, lấy chính các giá trị đó làm tiêu chí đánh giá.

"Có thể phân thành hai hạng mục: nhà phố Pháp có giá trị kiến trúc và ít có giá trị kiến trúc. Nhà phố Pháp ít có giá trị kiến trúc là những ngôi nhà rơi vào một trong ba trường hợp sau: Đã bị cải tạo, cơi nới, hiện đại hóa hầu hết mặt tiền, chỉ còn lộ diện một vài chi tiết chứng tỏ đó là công trình do người Pháp xây dựng trước năm 1954; Chưa được cải tạo hay sửa chữa nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng đến mức rất khó, hoặc không có khả năng khôi phục/bảo tồn; Vẫn còn nguyên vẹn, hoặc tương đối nguyên vẹn, nhưng có hình khối và chi tiết quá đơn giản, tính thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật không cao" - TS.KTS Nguyễn Quang Minh phân tích.

Qua công tác khảo sát và đánh giá sơ bộ riêng về kiến trúc công trình, trong số 1.213 nhà phố Pháp trong khu phố cổ Hà Nội còn tồn tại thì có đến 832 ngôi nhà ít có giá trị, chiếm tỷ lệ 68,6%. Số còn lại – 381 căn – được coi là có giá trị về kiến trúc.

Ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt có thể coi như “hoàn hảo” khi ngôi nhà vừa có tỷ lệ chuẩn mực, vừa có điểm nhấn và đường viền rõ nét, kết hợp hài hòa các thành phần, chi tiết trang trí rất đẹp, cao hơn nữa là ấn tượng, còn nguyên vẹn, chưa bị chỉnh sửa hoặc cải tạo sau hơn 80 năm sử dụng dù có thể bị xuống cấp hoặc hư hại đôi chút.

381 ngôi nhà với lối kiến trúc Pháp trong phố cổ tuy vẫn giữ được gần như nguyên vẹn vẻ đẹp và giá trị của nó song công cuộc bảo tồn vẫn chưa thực sự có hiệu quả, bởi vẫn chưa được công nhận là di sản vì thiếu một số căn cứ vững chắc, bởi vậy cho nên quá trình bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, cần phải cải tạo một cách có hiệu quả nhưng vẫn phải giữ được dấu ấn trong lối kiến trúc Pháp bởi mỗi một kiến trúc, một vẻ đẹp đều tượng trưng cho một thời kỳ lịch sử.

                                           Theo: phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

33
Đang xem:
72.660.648
Tổng truy cập: