DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Bảo tồn văn hóa truyền thống của người H’re
(Ngày đăng: 05/08/2014   Lượt xem: 831)

Múa hát làn điệu dân ca Ta lêu của người H're tại nhà văn xã Ba Vì, huyện Ba Tơ.

Đồng bào dân tộc H’re ở miền tây Quảng Ngãi có một nền văn hóa khá độc đáo. Văn hóa truyền thống của dân tộc H’re mang đậm nét bản địa, chứa đựng nhiều giá trị đặc trưng của Trường Sơn -Tây Nguyên.

Trao đổi với PV Nhân Dân điện tử, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho rằng, bản sắc văn hóa truyền thống của người H’re, ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi rất đa dạng và phong phú, nhất là các làn điệu dân ca như Ta lêu, Ca choi và các nhạc cụ Vơ Roát, Túc Chinh đang được khôi phục trở lại.

Hiện nay đồng bào H’re ở các huyện như Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà và Minh Long đang thu hút thanh niên vào câu lạc bộ, nhà văn hóa để “già làng” truyền đạt, bồi dưỡng hát các làn điệu dân ca và bồi dưỡng các loại nhạc cụ truyền thống. Nhờ đó, trong cuộc Liên hoan cồng chiêng, đàn và hát dân ca các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi năm 2014 vừa qua, nhiều tiết mục nhạc cụ, làn điệu dân ca dân tộc do đồng bào H’re biểu diễn đã thể hiện được giá trị nghệ thuật cao và thu hút đông đảo người xem.

Về huyện miền núi Ba Tơ, nơi có nhiều nghệ nhân đang tập hợp lớp trẻ để truyền đạt lại cách chơi các nhạc cụ dân tộc truyền thống, nghệ nhân Phạm Văn Sự mừng rỡ khoe: Tôi vừa sáng tác xong bản “giao hưởng” cho nhạc cụ Vơ Roát, Túc Chinh. Đây cũng là bản nhạc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc địa phương.

Ông vừa chơi nhạc cụ vừa hát cho tôi nghe một đoạn làn điệu dân ca Ta lêu: “Em là chim Pơti/ Em là hoa cao nhớ hoa Pơlang, hoa Kẹo khà/ Anh là cái tổ giữa thân cây cho chim Pơti ở/ Sao em không chịu cưới anh về làm chồng?...”. Bản sắc văn hóa của dân tộc chính là những làn điệu dân ca như Ta lêu, Ca choi và các nhạc cụ Vơ Roát, Túc Chinh đã được nghệ nhân Sự thể hiện rất du dương, rung động lòng người.

“Tôi muốn truyền lại cho con cháu để sau này những nhạc cụ, bài hát của người H’re không bị mất đi. Nhưng việc này cũng khó lắm vì các bạn trẻ không mấy thích thú với những thể loại âm nhạc, nhạc cụ truyền thống dân tộc. Nhưng với tôi sẽ đem hết tâm huyết truyền đạt lại cho con cháu, chắc chắn là thành công”, ông Sự khẳng định.

Ông Phạm Văn Sự là một trong số ít người dân tộc H’re, ở huyện Ba Tơ biết cách chế tạo và sử dụng các loại nhạc cụ của dân tộc mình. Đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn miệt mài truyền dạy cho con cháu cách sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống với mong muốn giá trị văn hóa của dân tộc H’re tiếp tục được giữ gìn và phát huy các giá trị vốn dĩ đã có.

Tuy nhiên, hiện nay các hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội, nhạc cụ truyền thống của dân tộc H’re đã bị thất lạc và mai một dần. Số nghệ nhân người H’re biết trình diễn và am hiểu sâu sắc về nhạc cụ, về các làn điệu dân ca cũng thưa vắng. Trong khi đó, một số thanh niên trẻ lại quay lưng lại với văn hóa truyền thống của mình.

Nghệ nhân Đinh Văn Ước, ở thị trấn Ba Tơ bày tỏ: “Tôi thấy lớp trẻ ngày nay biểu diễn nhạc trên sân khấu nghe thì tưng bừng, nhưng để đi vào lòng người, đọng lại trong ký ức khán giả thì rất ít. Trong khi đó ngày càng ít người biết chơi các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống của người H’re”.

Hiện nay các huyện miền núi như Ba Tơ, Sơn Hà, Minh Long đã tiến hành kiểm kê, kiểm tra và xếp loại các loại hình văn hóa hiện có, qua đó xây dựng phương hướng, kế hoạch để bảo tồn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của người H’re. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của người H’re ở miền Tây Quảng Ngãi có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh nói chung và dân tộc H’re ở miền Tây Quảng Ngãi nói riêng, vừa qua tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo chính quyền địa phương, mà trọng tâm là ngành văn hóa các huyện miền Tây Quảng Ngãi thường xuyên tổ chức các hoạt động gắn với hội thi, hội diễn mang đậm nét văn hóa dân tộc, bảo đảm phục vụ tốt cho nhân dân trên địa bàn.

Đồng bào H’re có truyền thống đấu tranh giữ làng, giữ nước từ xa xưa. Bà con một lòng đi theo cách mạng, tham gia tích cực vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng bào đã định canh - định cư đang xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao mức sống. Việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống được đồng bào H’re thực hiện gắn với cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ngay trên quê hương mình.

                                                                                                 Theo: nhandan.org.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
72.633.452
Tổng truy cập: