DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Tiến sĩ Đặng Văn Bài - Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia, nguyên Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL)- Với di sản, thận trọng không thừa
(Ngày đăng: 25/10/2013   Lượt xem: 552)

Việc khai quật thám sát tại nút giao thông Ô Chợ Dừa (Hà Nội) không tìm thấy dấu tích kiến trúc đàn tế Xã Tắc  thực sự là tin vui với những người quan tâm đến di sản. Tuy nhiên, qua sự việc này, một lần nữa lại thấy sự tréo ngoe giữa phát triển và bảo tồn di sản  ở ta hiện nay.

Hố thám sát khu vực Khâm Thiên - Ô Chợ Dừa. Ảnh: Q.C

Sau nhiều tranh cãi dẫn tới việc phải thay đổi phương án thi công cầu vượt tại khu vực Ô Chợ Dừa để không làm xâm hại tới di tích đàn tế Xã Tắc, ngày 22.10, Viện Khảo cổ học VN đã hội thảo báo cáo kết quả khai quật khảo cổ tại địa điểm nút giao thông đặc biệt này. Kết quả khảo cổ bước đầu cho thấy ngoài hố số 4 hoàn toàn không có di tích, di vật, 3 hố còn lại đều phát hiện di vật thuộc các thời đại khác nhau.

Tuy nhiên, hầu hết các hiện vật đều là vết tích bếp đun nấu, nền đất đắp... và không hề thấy có sự xuất hiện của vật liệu kiến trúc. Điều này chứng tỏ nơi đây từng có sự cư trú của dân cư, chứ không phải là vùng lõi của di sản đàn Xã Tắc. Như vậy, có vẻ như việc phải thay đổi phương án thi công cầu vượt cũng là một sự thận trọng quá mức.  PV đã trao đổi băn khoăn này với ông Đặng Văn Bài. Ông Bài cho biết:

- Đấy là khu vực đàn Xã Tắc, nhưng dấu ấn ấy có là trung tâm hay chỉ là khu vực ngoại vi thì các nhà khảo cổ còn phải trao đổi, nghiên cứu nhiều hơn. Việc thám sát các mố trụ cầu không đụng đến vùng trung tâm thì tốt rồi, cứ an tâm mà xây cầu thôi. Chỉ có điều, theo tôi thì cây cầu này nằm ở vị trí đặc biệt nên cần có tính thẩm mỹ hơn. Cùng với đó là tôn tạo di tích cho xứng tầm... Còn việc thám sát vừa rồi có vô ích hay không thì nói đi cũng cần nói lại, biết đâu có sửa đổi thiết kế nên cầu không “cắm” vào di tích, còn nếu vẫn theo phương án cũ, biết đâu nó lại “cắm” vào di tích? Với di sản văn hóa, không có sự thận trọng nào là thừa cả.

´ Nhưng có một thực tế là ở Hà Nội, “đụng” đâu cũng thấy di tích, rồi dẫn đến hệ lụy dừng thi công, nghiên cứu khảo cổ... Việc mở rộng đoạn đường Hoàng Hoa Thám cách đây vài năm là một ví dụ, nhưng điều đáng nói là cuối cùng thì trong hầu hết trường hợp, di sản vẫn phải nhường chỗ cho phát triển. Khảo cổ cứ đi sau phát triển như thế, có gây thiệt hại cho kinh tế đất nước cũng như làm chậm sự phát triển của thành phố không, thưa ông?

- Với trường hợp ở đường Hoàng Hoa Thám, đó là cách xử lý mang tính toàn nhân loại. Đoạn đường đó là công trình nhân tạo ông cha ta đã dựng lên làm tuyến phòng thủ cho Hoàng thành Thăng Long. Nhưng do phục vụ phát triển đất nước thì phải bỏ. Nhưng trước khi bỏ đi thì vẫn phải thám sát khảo cổ để làm tư liệu và biết đâu trong lòng nó còn di vật gì giá trị hơn. Khảo cổ tất nhiên là phải đi trước, chứ không thể đi sau phát triển được. Nghĩa là chúng ta phải xây dựng quy hoạch khảo cổ, thông báo cho các ban, ngành là khu vực nào có khảo cổ, để người ta còn “biết đường”. Nhưng nhìn tổng thể giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa, thì  nước ta bây giờ vẫn thiên về phát triển kinh tế. Lý ra phải làm khảo cổ đầu tiên, nhưng vì không có tiền thì phải chấp nhận đi song song như hiện nay. Đó là cách ứng xử chưa đúng với di sản. 

´ Vấn đề quy hoạch khảo cổ học, nghe nói đã được xây dựng từ lâu. Vậy tại sao đến giờ vẫn chưa hoàn thiện, thưa ông?

- Trước kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, về cơ bản đã làm một bước khoanh vùng, nhưng bây giờ thì Sở Kiến trúc Quy hoạch  mới thông qua nhiệm vụ thiết kế quy hoạch để quy hoạch thật chi tiết. Tư liệu hóa để thông báo cho các cơ quan ban, ngành của trung ương và thành phố biết khu vực nào là có di tích khảo cổ để làm giao thông, xây dựng công trình công cộng...thì phải phối hợp với khảo cổ để thám sát.

- Xin cảm ơn ông!
                                                                                       Theo:laodong.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

22
Đang xem:
72.668.183
Tổng truy cập: