DI SẢN - BẢO TỒN - KHÔI PHỤC - TÔN TẠO
Bảo vệ khẩn cấp các di sản văn hóa
(Ngày đăng: 16/07/2013   Lượt xem: 791)
2013 là năm “đen tối” với các di sản văn hóa của UNESCO. Xung đột và chiến tranh đã tàn phá nhiều di sản. Sau Afghanistan và Iraq, giờ là cuộc xung đột tại Mali và Syria. Cuối tháng 6 vừa qua tại Phnom Penh, Campuchia, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã họp bàn cách giải quyết vấn đề này.

Ủy ban Di sản thế giới đã thông báo tình trạng khẩn cấp của 6 Di sản thế giới tại Syria: các khu phố cổ Alep và Damas; Bosra, địa chỉ khảo cổ quan trọng của con đường dẫn đến thánh địa Mecca; khu di tích Palmyre, thành phố La Mã với những tàn tích ấn tượng; pháo đài Crac des Chevaliers; Qal’at Salah el Din, pháo đài của Saladin và những ngôi làng Kito giáo cổ ở phía Bắc gần Alep. Ở Mali, các di tích văn hóa tại Tombouctou còn đáng báo động hơn. Tombouctou và các lăng mộ Askia, được xếp hạng Di sản thế giới năm 2012, đang trong tình trạng nguy hiểm. Chuyên gia Lazare Eloundou Assomo cho biết: “16 khu lăng mộ đã hoàn toàn bị phá hủy. Chúng tôi tin rằng 4.203 bản viết tay của trung tâm nghiên cứu Ahmed Baba đã biến mất và 300.000 bản bị mất một phần, bị gỡ bỏ hay bị di tản đi hoàn toàn tại Bamako. Cần có các biện pháp bảo tồn khẩn cấp”. Điều tích cực duy nhất là kế hoạch hành động để bảo vệ các địa điểm này đang được UNESCO tiến hành.

 
Pháo đài Crac des Chevaliers ở Syria

Trong khoảng 745/962 di sản được UNESCO công nhận, 30 “tài sản văn hóa của nhân loại”, “kiệt tác cho sự sáng tạo thiên tài của con người” đang gặp nguy hiểm. Bằng cách đặt biểu tượng về nguy cơ bị phá hủy lên các địa điểm này, UNESCO muốn cảnh báo việc gìn giữ và kêu gọi hỗ trợ để có thể bảo tồn các di sản. Ví dụ pháo đài Bam tại Iran, pháo đài bằng gạch đất nung lớn nhất thế giới, gồm các thành lũy từ thế kỷ thứ VII - XI, bị hư hỏng nặng bởi trận động đất năm 2004, đã được khôi phục. Nhờ nỗ lực của UNESCO và chính phủ Iran, pháo đài đã được đưa vào danh sách cần được bảo tồn một lần nữa.

Việc bảo tồn các di sản văn hóa nằm trong những khu vực nhạy cảm hết sức phức tạp. Như Samarra tại Iraq, cách thủ đô Bagdad 130km, khu vực thuộc thế kỷ thứ IX vẫn chưa được tìm kiếm và khai quật hết, nhưng thành phố bị chiếm đóng, trở thành trại quân sự. Tại Isarel, thành phố cổ Jerusalem và các bức tường cũng mang lại sự lo ngại. Tuy thế, sự tàn phá tại các di sản mang tính biểu tượng này không chỉ do xung đột cũng như thiên tai và thảm họa tự nhiên. Vấn đề tài chính, áp lực đô thị, theo đuổi lợi nhuận, bùng nổ du lịch, khủng hoảng kinh tế cũng tác động đến cam kết bảo vệ toàn vẹn các di sản của 196 thành viên đã ký Công ước 1972 của UNESCO. Không chỉ ở những nước đang phát triển, tại châu Âu, Italy dường như không còn khả năng để bảo vệ di sản của mình. Pompéi đang găp nguy hiểm lớn. Tình hình của Venice chỉ đỡ tệ hơn một chút. Với diện tích chỉ 6km2, liệu Venice có thể chịu được 2 triệu lượt khách du lịch mỗi năm mà không bị hư hỏng không? Đó là chưa kể trường hợp một trong những tàu du lịch khổng lồ đang hoạt động tại thành phố Doges gặp thảm họa giống như vụ tai nạn gần đây ở cảng Genoa, khi một tàu chở hàng đâm vào tòa tháp kiểm soát hàng hải cao 50m, làm đổ sập 2 khu văn phòng 3 tầng gần đó.

Kinh doanh cũng là vấn đề khó giải quyết với các di sản văn hóa và với quốc gia sở hữu di sản. Angkor, Campuchia, hiện đón 2,5 triệu lượt khách du lịch mỗi năm, đang chuẩn bị để nâng con số này lên 4 triệu lượt khách du lịch vào năm 2020. Trong khi cách đây 1000 năm, các ngôi chùa chỉ dành cho việc cử hành nhữäng nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng. Áp lực đô thị cũng ảnh hưởng tới các di sản. Thành phố Siem Reap, Campuchia hay Machu Pichu, Peru, mang đến mối lo lắng nghiêm trọng về cung cách quản lý. Zabid, thành phố cổ của Yemen, từ thế kỷ XIII - XV, gồm 86 nhà thờ Hồi giáo, đang bị đe dọa bởi sắt thép và bê tông...

Hiện nay có gần 1.000 di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận và trong tương lai có thể lên tới 2.000 hay 3.000 di sản. Được UNESCO công nhận di sản là niềm tự hào quốc gia nhưng đồng thời cũng đặt ra các vấn đề về chính trị và kinh tế. Tất cả các nước đều chạy đua để được nhận danh hiệu Di sản thế giới. Và điều đó đi xa hơn mục đích ban đầu của việc công nhận các Di sản thế giới là bảo vệ những kiệt tác đã trở thành biểu tượng cho tài năng của con người.

                                                                           Theo: Đại Biểu Nhân Dân

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

31
Đang xem:
72.684.748
Tổng truy cập: