KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Khuyến công Đồng Nai: Đổi mới, sáng tạo
(Ngày đăng: 13/01/2014   Lượt xem: 383)
Triển khai các đề án tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Đồng Nai nhằm thực hiện thúc đẩy công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Các đề án khuyến công tạo nhiều việc làm cho người dân nông thôn

                             Các đề án khuyến công tạo nhiều việc làm cho người dân nông thôn

Những năm gần đây, mô hình hoạt động khuyến công trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực trong vận dụng các chính sách hỗ trợ, linh hoạt phù hợp với từng điều kiện cụ thể, tận dụng lợi thế sẵn có của từng địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát huy nội lực của các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT). Hoạt động khuyến công ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tập trung thực hiện các nội dung như: Đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề; hỗ trợ các cơ sở CNNT đào tạo các nghề may công nghiệp, giày da, gỗ mỹ nghệ, dệt may thổ cẩm, đan thủ công, sửa chữa máy nông nghiệp. Hàng ngàn lao động tại các cơ sở CNNT tại các huyện Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ đã được đào tạo nghề. Công tác đào tạo nghề không chỉ thực hiện theo kế hoạch kinh phí khuyến công, mà còn được triển khai theo các đề án khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) truyền thống đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Lao động sau đào tạo được nhận vào làm việc trực tiếp tại các cơ sở CNNT hoặc nhận gia công về làm tại nhà với thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng đối với các ngành may công nghiệp, giày da, gỗ mỹ nghệ và từ 2,5 – 3,2 triệu đồng đối với ngành TTCN truyền thống, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Một trong những mục tiêu hoạt động khuyến công ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai là gắn với xây dựng nông thôn mới thông qua triển khai xây dựng các cụm, điểm ngành nghề nông thôn. Đổi mới, sáng tạo trong tổ chức nhằm đẩy mạnh tiến độ thực hiện các hoạt động khuyến công, đặc biệt là khuyến công ở vùng sâu, vùng xa.

Việc triển khai các đề án phát triển ngành nghề TTCN truyền thống cũng được đẩy mạnh. Điển hình là các nghề: dệt thổ cẩm của người Châu Mạ, xã Tà Lài, huyện Tân Phú; nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Trảng Bom; nghề mây tre đan trên địa bàn huyện Định Quán; nghề đúc gang trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu; nghề gỗ mỹ nghệ trên địa bàn huyện Xuân Lộc; nghề tre trúc trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu; nghề dệt lưới xã Suối Nho, huyện Định Quán. Đây là những cơ sở để hình thành các cụm, điểm ngành nghề TTCN truyền thống. Những kết quả đạt được từ hoạt động khuyến công ở vùng sâu, vùng xa đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung ở địa bàn nông thôn trong tỉnh.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả khuyến công ở vùng sâu, vùng xa, thời gian tới, công tác khuyến công Đồng Nai sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền về chính sách khuyến công, cung cấp thông tin về ngành nghề công nghiệp – TTCN trên toàn tỉnh, nhu cầu mua - bán, trao đổi hàng hóa, các giải pháp công nghệ kỹ thuật trong bảo quản chế biến nông sản, trong những lĩnh vực khác của sản xuất CNNT. Phát huy các nhân tố nội lực, mở rộng, đa dạng hóa các hình thức, liên kết hợp tác giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn: Củng cố các cơ sở CNNT tại chỗ, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất, hỗ trợ phát triển các cơ sở mới, tạo cầu nối hình thành các liên kết hợp tác sản xuất, khai thác tốt mối quan hệ liên kết đã hình thành để tận dụng ưu thế của các bên. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, năng lực công nghệ, thiết bị cho cơ sở CNNT. Tiếp tục hỗ trợ đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng cho người lao động: Phát huy mô hình đào tạo nghề gắn với sản xuất, ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động tại địa phương phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, chú trọng đào tạo về bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch.

                                                                                          Theo: congthuong

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.670.976
Tổng truy cập: