HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-TRẢI NGHIỆM NGHỀ
Hiệp hội làng nghề Việt Nam làm việc với Tổng cục Dạy nghề
(Ngày đăng: 06/11/2013   Lượt xem: 1448)
Langnghevietnam.vn - Vừa qua, tại trụ sở Tổng cục Dạy nghề, PGS.TS Dương Đức Lân - Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Tại buổi làm việc, hai bên đã cùng nhau trao đổi nhiều vấn đề xoay quanh việc phát triển các làng nghề hiện nay và hướng đầu tư nhân rộng, truyền nghề, cấy nghề và xây dựng thương hiệu cho các làng nghề tiêu biểu.

             Đại diện Hiệp hội Làng nghề Việt Nam làm việc với Tổng cục Dạy nghề.

Ông Lưu Duy Dần- Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có trên 2.700 hội viên đơn vị và cá nhân gồm các trung tâm, các CLB, các doanh nghiệp làng nghề. Có gần 200 Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam trong đó có 27 vị đã được phong tặng Nghệ nhân Quốc gia và nhiều thợ có tay nghề giỏi. Tuy nhiên xung quanh vấn đề phát triển làng nghề, chủ trương nhân cấy mô hình và tổ chức dạy nghề hiện nay chưa được quy hoạch và đầu tư đúng mức. Thực tế cho thấy, chúng ta chưa tìm ra được hướng đi cụ thể để có những đóng góp thiết thực trong việc triển khai thực hiện Đề án 1956 ( Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020).

Theo đánh giá ban đầu, việc triển khai 03 mô hình dạy nghề truyền thống tại 10 tỉnh thành gồm 26 nghề ngắn hạn với 118 lớp, 2600 học viên đã đạt được những kết quả bước đầu (mô hình thứ nhất là đào tạo nghề, tổ chức việc làm để xây dựng làng nghề mới- áp dụng cho những địa phương thiếu ruộng đất, có nhiều lao động nhưng thiếu việc làm, chính quyền địa phương có nhu cầu quy hoạch hình thành làng nghề mới. Mô hình thứ hai là đào tạo nghề, tổ chức việc làm kết hợp phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương. Mô hình 3 là đào tạo nghề, tổ chức việc làm cho lao động nông thôn để duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống- áp dụng cho các làng nghề hiện có; địa phương có lao động nhưng chưa có nghề, không có việc làm hoặc ít việc làm, ưu tiên dạy ở những làng nghề có triển vọng phát triển bền vững). Đào tạo lao động để phát triển  làng nghề đã có sự phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Doanh nghiệp các tỉnh để theo dõi tiến trình hoạt động. Thế mạnh trong đào tạo nghề truyền thống đó là: các cơ sở thành viên chủ yếu là các doanh nghiệp, các hiệp hội sản xuất nhỏ nắm vững kỹ thuật, gắn liền với sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, khó khăn còn tồn tại ở chỗ, kinh nghiệm đào tạo và truyền nghề theo kiểu trực tiếp. Tuy nhiên giai đoạn vừa qua, các hoạt động của Hiệp hội gặp rất nhiều khó khăn. Và trong thời gian tới, những bước đi tiếp theo cũng còn nhiều trăn trở. Vấn đề đặt ra là tìm được bước đi phù hợp và hiệu quả trong việc tận dụng khả năng của Hiệp hội Làng nghề.

Hiệp hội đã kiến nghị Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội giao chỉ tiêu đào tạo các nghề truyền thống, giao Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đảm nhận các đề tài xây dựng Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, các nghề truyền thống và tìm ra cách thức hữu hiệu nhất để Hiệp hội có thể tham gia vào quá trình dạy nghề cũng như truyền nghề, tận dụng kinh nghiệm của các nghệ nhân, xây dựng được những chương trình đào tạo ngắn hạn, phát hiện ra những mặt mạnh của các phương thức đào tạo nghề tại các làng nghề trong giai đoạn hiện nay; Xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề; Hỗ trợ Thời báo Làng nghề Việt tiếp tục tuyên truyền đào tạo nghề trong chương trình của Tổng cục dạy nghề. Đồng thời đề nghị cần có cơ chế rõ ràng, cụ thể để có sự phối hợp giữa Sở Lao động- Thương binh và Xã hội các tỉnh với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.

Kết thúc buổi làm việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Dương Đức Lân cho rằng các sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Việt Nam cần phải thay đổi mẫu mã, bao bì một cách liên tục và không ngừng để có thể chiếm lĩnh được ngay trên thị trường “ sân nhà”. Ngoài ra bên cạnh việc phát triển làng nghề đồng thời cũng phải đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và xây dựng kỹ năng tiêu chuẩn nghề, phát triển du lịch làng nghề… Tổng cục trưởng đề nghị cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Tổng cục Dạy nghề với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về việc triển khai có hiệu quả Đề án 1956 mà trực tiếp là tổ chức dạy nghề tại các làng nghề có thế mạnh về sản phẩm và thị trường…

                                                                                                           Bảo Minh Châu


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

43
Đang xem:
72.661.753
Tổng truy cập: