KHO TƯ LIỆU NGHỆ THUẬT - THAM KHẢO - KHÁM PHÁ
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam gìn giữ nhiều cổ vật quý
(Ngày đăng: 09/10/2012   Lượt xem: 3467)

( langnghevietnam.vn) - Tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có hệ thống hiện vật trưng bày được sưu tập thuộc về các giai đoạn lịch sử. Tại đây, có nhiều chuyên đề trưng bày, trong đó chuyên đề trưng bày "Cổ vật Việt Nam" do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Hội cổ vật Thăng Long - Hà Nội tổ chức thời gian vừa qua, cũng nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong trào xã hội hóa các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.

Vật liệu xây dựng và phù điêu trang trí kiến trúc bằng đất nung được tìm thấy là các di vật chủ yếu trong kiến trúc đền tháp của văn hóa Óc Eo.

SDC11999.jpg

Trưng bày Óc Eo Phù Nam

Các hiện vật trưng bày tại bảo tàng, có niên đại từ văn hóa Đông Sơn (cách ngày nay 2.500 năm) tới thời nhà Nguyễn (thế kỷ 19), trong đó gồm nhiều loại hình như trống đồng, ấm, chuông, thạp, chân đèn, bình, tráp, bát, muôi, chóe...được làm từ nhiều chất liệu như đồng, gốm.

SDC12016.jpg

SDC12026.jpg

Trống đồng Long Đọi Sơn

SDC12001.jpg

Nắp đồ đựng và nồi minh khí

Đặc biệt, trong đó có một bộ sưu tập đồ trang sức vàng từ thời chúa Nguyễn, gồm vòng tay bằng vàng cẩn phalê; trâm hình phượng bằng vàng chạm; trâm vàng, bạc chạm...Số trang sức này được chế tác rất tinh xảo, thể hiện nét tài hoa của người thợ thủ công Việt Nam thời kỳ đó. Đáng chú ý là các lá vàng dập nổi hình mặt người, chạm khắc tạo hình hoa văn trang trí và chữ Phạn cổ, Châu Tiên.

SDC12013.jpg

Châu Tiên

Vùng đồng bằng Nam Bộ là một trong ba trung tâm văn hóa thời đại kim khí ở Việt Nam. Kỹ nghệ đúc đồng ở dây đặc biệt phát triển, với số lượng khuôn đúc tìm được rất lớn. Sản phẩm đồng thau có những nét độc đáo như: rìu bản rộng, lưỡi cong lồi, qua dài và nhọn, dao gặt, lục lạc, tượng nghệ thuật. Khoảng 2.500 năm cách ngày nay, công cụ sắt đã phổ biến, vàng bắt đầu được sử dụng làm đồ trang sức bên cạnh các chất liệu đá và đồng. Đồ gốm thời đại kim khí ở Nam Bộ rất phong phú về kiểu dáng và trang trí, tạo nên diện mạo và sắc thái địa phương riêng trên nền tảng chung của văn hóa Đồng Nai.

SDC12005.jpg

Văn hóa Đồng Nai

SDC12044.jpg

Mô hình tháp thờ phật và biểu tượng Linh ga

Tổ tiên ta cũng đã biết tiếp thu những yếu tố, những thành tựu văn hóa bên ngoài như chữ viết, kỹ thuật gốm men… tất cả đều làm tăng thêm nội lực cho nền văn hóa dân tộc. Các hiện vật quý giá được trưng bày trong chuyên đề "Cổ vật Việt Nam" góp phần giới thiệu tới công chúng trong nước, bạn bè quốc tế những nét tinh hoa, giá trị lịch sử cũng như văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Thiết nghĩ những người hiện làm những nghề có liên quan ở những làng nghề truyền thống nên tổ chức thăm quan và học hỏi những tinh hoa trên những tác phẩm trưng bày tại đây, qua đó sẽ có được những tư duy cần thiết để hun đúc các tác phẩm và sản phẩm mang đầy đủ nét đặc trưng văn hóa truyền thống Việt.

Tất Thắng

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

48
Đang xem:
73.194.511
Tổng truy cập: