KHO TƯ LIỆU NGHỆ THUẬT - THAM KHẢO - KHÁM PHÁ
Tiết lộ chuyện làm trống sấm lớn nhất VN phục vụ Đại lễ ngàn năm
(Ngày đăng: 14/07/2016   Lượt xem: 780)
Là người trực tiếp thi công những chiếc trống khủng nhất VN, nghệ nhân Phạm Chí Khang đã tiết lộ những câu chuyện thú vị phía sau "hậu trường".

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Người đưa tin, nghệ nhân Phạm Chí Khang – Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh trống Đọi Tam cho biết: Hai chiếc trống sấm to nhất cả nước tính đến thời điểm này hiện đang nằm tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và Hoàng Thành Thăng Long.

  Tiết lộ chuyện làm trống sấm lớn nhất VN phục vụ Đại lễ ngàn năm - Ảnh 1

Nghệ nhân Phạm Chí Khang - Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh trống Đọi Tam

Sở dĩ có tên gọi là trống “sấm” là bởi khi đánh lên, tiếng trống vang to như sấm, âm thanh vang rền, hùng tráng. Trống sấm còn được gọi là trống cái, có thể hiểu là trống mẹ, trống lớn nhất.

Trống sấm thường được dùng mở đầu các bài nhạc lễ, mở đầu các hội hè và mở đầu các vở diễn tuồng. Thậm chí trong các vở diễn tuồng, tùy theo từng tình tiết trống sấm còn có khả năng diễn tả mưa gió, lửa cháy, sấm sét …

  Tiết lộ chuyện làm trống sấm lớn nhất VN phục vụ Đại lễ ngàn năm - Ảnh 2

Trống sấm ở Văn Miếu Quốc Tử Giám phục vụ Đại lễ 990 năm Thăng Long Hà Nội.

Theo hồi ức của nghệ nhân Phạm Chí Khang, vào năm 2000 chiếc trống sấm lúc bấy giờ to nhất Việt Nam: cao 2m65; mặt trống có đường kính 2,01m tương ứng với năm thiên niên kỷ mới 2001; thân trống có đóng 1999 đinh mũ bằng tre tương ứng với con số năm cuối của thiên niên kỷ mới, việc khoét 1999 lỗ đều đặn để đóng đinh tre rất công phu và cầu kỳ.

Khó khăn nhất là việc tìm kiếm nguyên liệu thi công chiếc trống khổng lồ này. Thật may mắn, những người thợ giỏi Đọi Tam ở Huế đã tìm được cây gỗ mít già gần 300 tuổi. Trước lúc chở ra Hà Nội toàn bộ dăm trống (ghép thành tang trống) được lắp thử ngay tại Huế.

“Năm ấy (1999 – PV) cơn đại hồng thủy làm ngập 7 tỉnh miền Trung, chuẩn bị ngày mai chở ra Bắc thì đêm hôm ấy mưa to, nước dâng lên ngập hết làm trôi mất một bó gồm 4 thanh dăm trống. Chúng tôi phải chờ đến khi nước rút để đi tìm một cây gỗ khác để xẻ bù vào số dăm trống bị cuốn trôi”. Nghệ nhân Phạm Chí Khang chia sẻ.

Da mặt trống lựa chọn công phu từ 2 con trâu mộng từ Thái Bình và Thanh Hóa . Lúc căng mặt chiếc trống cần năm đến bảy người đàn ông lực lưỡng khoẻ mạnh nhảy lên, đồng thời để dằn cho mặt da dãn đều. Riêng thời gian làm trống mất tới hơn 3 tháng ngay tại sân Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Sau khi hoàn thành, tiếng trống sấm Đọi Tam đã rền vang trong lễ kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, rồi đích thân Chủ tịch nước Trần Đức Lương đánh tiếng đầu tiên trong lễ chào đón thiên niên kỷ mới 2001 ở quảng trường Nhà hát lớn Thành phố và lễ khai mạc SEA Game 22 ở sân vận động Mỹ Đình.

Trống hội Thăng Long năm 2000 thực sự là vận hội cho Đọi Tam, người Đọi Tam được cả nước biết đến. Rất nhiều người thợ sau khi thi công chiếc trống sấm này đã được phong danh hiệu nghệ nhân, trong đó có ông Phạm Chí Khang.

  Tiết lộ chuyện làm trống sấm lớn nhất VN phục vụ Đại lễ ngàn năm - Ảnh 3

Trống sấm tại Hoàng thành Thăng Long - to nhất Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.

Tiếp nối thành công của chiếc trống hội Thăng Long năm 2000, dịp Đại lễ ngàn năm (2010), những nghệ nhân ở làng trống Đọi Tam lại được giao trọng trách làm chiếc trống sấm “khủng” hơn chiếc năm 2000.

Với đường kính 2,35m; chiều cao 3,1m, tính đến thời điểm này chiếc trống sấm đang đặt tại Hoàng Thành Thăng Long được cho là to nhất Việt Nam. Chiếc trống sấm này cũng góp một phần không nhỏ tạo nên sự thành công của Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Sự thành công trong việc tạo dựng hai quả trống sấm “khủng” đã góp phần làm nên danh tiếng của làng nghề trống Đọi Tam. Kết thúc câu chuyện quanh những kỷ lục của làng mình, nghệ nhân Phạm Chí Khang tâm sự rằng:

“Trong đời thợ, làm nên được những quả trống lớn thế này là điều ai cũng mơ ước. Thế nhưng đến bây giờ nguồn tài nguyên cũng cạn kiệt rồi, để làm được trống to hơn thế nữa tôi cho là khó khả thi. Hy vọng các thế hệ sau của làng Đọi Tam sẽ phát triển hơn nữa nghề truyền thống của cha ông. Biết đâu trong tương lai sẽ có những kỷ lục trống mới được tạo dựng …”.

                                                                                       Theo: nguoiduatin.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.669.889
Tổng truy cập: