KHO TƯ LIỆU NGHỆ THUẬT - THAM KHẢO - KHÁM PHÁ
Phù điêu chợ Bến Thành được làm như thế nào?
(Ngày đăng: 12/07/2016   Lượt xem: 1142)
Ít ai biết rằng, 4 phù điêu bằng gốm được gắn tại 4 mặt của chợ Bến Thành vào năm 1952 là của một họa sĩ Việt Nam, người đã vinh danh dòng gốm Biên Hòa...

Tác phẩm của một tập thể

Theo lời ông Võ Ngọc Hảo, sinh năm 1932 tại Tân Thành, Biên Hòa. Vào học trường Mỹ nghệ Biên Hòa năm 1945, sau bốn năm học tập, ông tốt nghiệp ban gốm của trường vào ngày 11/7/1949. Sau khi tốt nghiệp, ông ra làm thợ cho một xưởng mỹ nghệ tại Biên Hòa đến năm 1961, rồi làm cho công ty cấp nước TP.Biên Hòa đến khi nghỉ hưu. Hiện nay, ông sống tại Bình Lục, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

ben thanh
Hình bò và vịt ở cửa Đông. Ảnh: Tuấn Vương
ben thanh2
Vịt và nải chuối ở cửa Bắc. Ảnh: Tuấn Vương

Trong nhật ký của mình, ông có ghi: “Ngày 1/9 (âm lịch) mưa cả ngày. Qua ngày 2/9 nước lên lẹ cấp kỳ. Nước xuống lần cho tới ngày 17/9. Đâu về đó”. Đó là những dòng chữ ghi lại nhật ký trận lũ lịch sử Nhâm Thìn (1952) tại Biên Hòa. Sau trận lũ lụt Nhâm Thìn, ba ông Phạm Văn Ngà (Ba Ngà), Nguyễn Trí Dạng (Tư Dạng) và Võ Ngọc Hảo được xưởng mỹ nghệ Biên Hòa cử lên Sài Gòn để gắn những bức phù điêu chợ Bến Thành. Những bức phù điêu này được nhà thầu chợ Bến Thành đặt trường Mỹ nghệ Biên Hòa làm. Họa sĩ Lê Văn Mậu được giao sáng tác theo đơn đặt hàng, đã được sự giúp đỡ của những người thầy và những nghệ nhân lành nghề tại xưởng mỹ nghệ Biên Hòa như: Sáu Sảnh, Tư Ngô, Hai Sáng, chủ Thạch, anh Tóc...

Ông Lê Văn Mậu sáng tác trực tiếp lên đất, sau đó chỉnh sửa với sự góp ý của những nghệ nhân. Rồi những bức phù điêu đó, nhằm để tránh vênh méo ở những sản phẩm có độ nung cao như gốm Biên Hòa, chúng được cắt ra theo từng miếng nhỏ riêng, để đem mang đi “nhúng” men, rồi nung. Lò đốt bằng củi thỉnh thoảng gây “hỏa biến” ở những đồ gốm, đặc biệt có ở những bức phù điêu chợ Bến Thành những màu men trắng ta, trắng ngà ngà vàng mỡ gà rất đẹp, rất hiếm gặp. Do những miếng nhỏ của những bức phù điêu được đặt ở nhiệt độ không đều nhau, tuy trong cùng một lò nung, nên khi ra lò, nó có miếng màu nhạt, màu đậm. Đó là những phù điêu hình bò và vịt (cửa Đông), cá đuối và nải chuối (cửa Tây), vịt và nải chuối (cửa Bắc), bò và cá (cửa chính).

ben thanh3
Cá đuối và nải chuối ở cửa Tây. Ảnh: Tuấn Vương
ben thanh4
Bò và cá ở cửa chính. Ảnh: Tuấn Vương

Ông Phạm Văn Ngà, người thợ cả chỉ đạo cho hai người thợ trẻ Tư Dạng và Hảo gắn những bức phù điêu, làm những công việc cần làm để gắn những bức phù điêu lên. Từng tấm gắn từ dưới trước sau đó mới dán cho đến khi hoàn thành một bức phù điêu, kiểm tra lại xem chỗ nào còn hở thì trét hồ cho kín. Nhìn thấy công việc cũng không khó khăn lắm, cộng với nhiều công việc đang đợi mình ở Biên Hòa, nên ông Ba Ngà về trước, để lại những tấm phù điêu đó cho hai người thợ trẻ tiếp tục công việc. Cả nhóm họa sĩ, thợ hồ làm trong cái cảnh ban ngày thì nắng chang chang, sáng có sương mù tối đến mưa phùn, những giấc ngủ lạnh buốt là thế nhưng những nghệ nhân Biên Hòa này luôn cố gắng để hoàn thành công việc được giao.

Hơn nửa thế kỷ gắn bó với gốm

Theo trí nhớ của hai nghệ nhân gốm, thì thời gian hoàn thành các bức phù điêu cho bốn cửa của chợ Bến Thành khoảng hai tháng. Khi những bức phù điêu đã tương đối hoàn tất thì người thợ cả Ba Ngà xuống xem, chỉnh sửa lại đôi chỗ còn thiếu sót. Hai người thợ trẻ hoàn thành công việc được giao, họ phấn khởi, đó là những kỷ niệm một thời, nay khó phai mờ trong ký ức.

Họa sĩ Lê Văn Mậu (1917-2003), không chỉ là tác giả của 4 tấm phù điêu chợ Bến Thành mà còn là một nhà giáo nhân hậu, một điêu khắc gia tài hoa. Trong sự nghiệp của mình ông Lê Văn Mậu đã sáng tác hàng trăm tác phẩm lớn nhỏ, hiện nay được lưu giữ trân trọng tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Bảo tàng Đồng Nai, sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông, như: Đức mẹ Maria (1951, Nhà thờ Biên Hòa), Napoléon xem binh thư (1954, Pháp), Phật Thích Ca (1954, Chùa Xá Lợi), Bóng xế tà (1964, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM), Đại thần Phan Thanh Giản (1964, Vĩnh Long), Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1968, đặt trước chợ Rạch Giá), Đài phun nước Cá hóa long (1968-1970, Công trường Sông Phố, Biên Hòa), Hùng Vương dựng nước (1989, Khách sạn Continental, TP.HCM)... Ông cũng đã sáng tác rất nhiều mẫu mã phục vụ cho những sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa.

                                                                                  Theo: nguoitieudung.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.669.819
Tổng truy cập: