KHO TƯ LIỆU NGHỆ THUẬT - THAM KHẢO - KHÁM PHÁ
Preah Khan- Đền cổ giữa rừng già
(Ngày đăng: 25/04/2015   Lượt xem: 341)

Trong tổng số 1800 đền đài trải dài khắp xứ sở Chùa Tháp, hành trình tìm đến mỗi đền đài là một câu chuyện đầy hấp dẫn, thú vị.

Du khách thú vị khám phá ngôi đền Preah Khan.

Trong đó, ngôi đền Preah Khan, nơi từng là kinh đô của các triều vua thuộc đế chế Angkor mang đến cho du khách những cảm xúc và thú vị riêng. Preah Khan là một vùng đất huyền bí của đất nước Campuchia. Tuy được ít người biết đến nhưng Preah Khan lại từng là kinh đô của đế chế Angkor rực rỡ một thời, vốn được mệnh danh là “Gương thần nơi rừng già”.

Quần thể ngôi đền Preah Khan nằm lẻ loi giữa rừng già, giáp ranh giữa 2 tỉnh Preah Vihear và Kompong Thom. Cùng với Bayon và Angkor Thom, đền Preah Khan là kiến trúc mang đậm kiến trúc của Phật giáo được xây dựng vào thế kỷ XII bởi vua Jayavarman VII, vị vua duy nhất của đế chế Angkor thể hiện lòng tôn sùng đạo Phật bằng chính những nét điêu khắc trang trí trên các lăng tẩm,đền đài. Jayavarman VII cho xây ngôi đền này đểlàm nơi ở tạm của mình trong khi Angkor Thom đang được xây dựng. Ngày nay, trong bản đồ du lịch xứ Chùa Tháp, tên gọi Preah Khan rất xa lạ và gần như không có trong danh sách những đền đài tham quan của những du khách thông thường, kể cả những tổ chức lữ hành chuyên nghiệp. Lý do là Preah Khan đã bị quên lãng trong khu rừng già trong nhiều thế kỷ và bị các cây cổ thụ mọc bao trùm lên, đầy những bãi mìn chưa được rà phá hết.

Từ trung tâm của tỉnh Kompong Thom đến Preah Khan chỉ khoảng 100km nhưng phải mất đến 6 giờ đồng hồ di chuyển bằng đủ các phương tiện, du khách mới đến được ngôi đền nổi tiếng này.

Hình ảnh đầu tiên mà du khách bắt gặp ở Preah Khan là ngôi đền Prasat Preah Stung với toà tháp chính điêu khắc khuôn mặt Bayon ở bốn hướng mang nụ cười đầy bí ẩn quen thuộc. Không xa với Prasat Preah Stung là cổng đền Preah Khan, cách quãng với rừng già bằng một cây cầu đá rêu phong. Và dưới chân cầu, những trụ đá làm bệ đỡ cho sàn cầu được chạm trổ toàn bộ bằng hình tượng ngỗng thần Hamsa - một linh thú làm vật cưỡi của thần Brahma, vị thần sáng tạo trong Hindu giáo. Đi sâu vào bên trong, những mảng điêu khắc bị đục bỏ nham nhở, những bức tường thành sụp đổ… càng làm cho Preah Khan trở nên hoang vu, lạnh lẽo. Song, trước những phế tích hoang tàn ấy, du khách vẫn nhận ra nét điêu khắc các hình tượng những mảng điêu khắc hình ảnh tượng thần Shiva, Phật rải rác khắp nơi trong ngôi đền.

Ở các đền đài của đất nước chùa Tháp, không nơi nào hình tượng ngỗng thần Hamsa được điêu khắc với số lượng nhiều, to và đẹp như ở ngôi đền này.

Preah Khan là một kinh đô xưa của thời kỳ Angkor, dịch nghĩa tiếng Việt là Gươm Thần. Cố đô này được xây dựng trong suốt thời gian từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI. Sau đế chế Angkor, ngôi đền bị bỏ quên trong rừng già nhiều thế kỷ và phải đợi mãi đến năm 1937 mới được Victor Goloubew, một người Pháp gốc Nga - tốt nghiệp trường Viễn Đông Bác cổ chuyên ngành nghệ thuật và khảo cổ học - phát hiện và giới thiệu ra với công chúng.

Không phải vô cớ mà người ta nói “Du lịch đến Campuchia mà không ghé tham quan ngôi đền đá Preah Khan, coi như bạn chưa bao giờ biết đến những điều vĩ đại nhất của kiến trúc Khmer”.

                                                                           Theo : baohaiquan.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

20
Đang xem:
72.650.276
Tổng truy cập: