MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
(29)- Giải quyết vấn đề môi trường ở làng bún Phú Đô
(Ngày đăng: 22/07/2024   Lượt xem: 45)

Là làng nghề làm bún nổi tiếng ở Hà Nội, làng nghề Phú Đô (phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) đã có hàng trăm năm gắn bó với nghề truyền thống này. Như nhiều làng nghề khác, Phú Đô cũng phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng với người dân từng bước ứng dụng công nghệ mới, trang bị máy móc hiện đại thay thế dần các công đoạn thủ công.

Tại làng Phú Đô, trước đây, các loại chất thải, nước thải từ sản xuất bún không được xử lý và xả trực tiếp vào hệ thống cống rãnh dẫn ra sông Nhuệ. Bên cạnh đó, phương thức sản xuất thủ công sử dụng lò đốt than, củi, rơm rạ... thải ra môi trường lượng lớn khí CO2 hằng năm. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường mà còn khiến cho không khí bốc mùi hôi chua nồng nặc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân. Để khắc phục vấn đề này, chính quyền địa phương triển khai xây dựng các hố ga và xử lý nước thải sơ bộ trước khi thải ra môi trường. Bà Nghiêm Thị Lan, một trong những hộ đầu tiên áp dụng dây chuyền sản xuất bún hiện đại, chia sẻ: “Công nghệ mới giúp lượng nước thải giảm khoảng 70% và hầu như không có mùi. Ngoài ra, chúng tôi tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức lao động mà chất lượng sản phẩm vẫn đạt tiêu chuẩn”.

Giải quyết vấn đề môi trường ở làng bún Phú Đô

 Sản xuất bún tại làng bún Phú Đô (Hà Nội).

Năm 2008, những máy giã bột, máy ép bún đầu tiên được đưa vào sử dụng, giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn và cải thiện cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Mỗi hộ sản xuất bún đầu tư một lò than cải tiến, có ống thoát bụi, khí thải. Điều này không chỉ giúp đạt hiệu suất gấp đôi so với lò than truyền thống mà còn tận dụng lượng nhiệt thải ra, sử dụng cho đun nấu, sinh hoạt, chăn nuôi.

Những năm đầu áp dụng công nghệ mới, người dân vẫn còn tâm lý ngại khó, sợ thay đổi. Bên cạnh đó, để đầu tư một hệ thống liên hoàn máy móc phục vụ sản xuất bún, người dân phải bỏ ra số vốn hàng trăm triệu đồng. Thấu hiểu nỗi lo ấy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội đã hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống và góp phần giữ gìn nghề truyền thống.

Ông Nguyễn Văn Họa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Phú Đô cho biết thêm: “Bên cạnh giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phương thức sản xuất bún hiện đại còn đem lại lợi ích về kinh tế, giúp tăng năng suất, sản lượng từ 1-2 tạ bún/giờ lên 3-4 tạ bún/giờ, bảo đảm chất lượng sản phẩm”. Để tiếp tục phát triển làng nghề bền vững, Hợp tác xã Phú Đô thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và an toàn, vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, chính quyền địa phương đang nghiên cứu mô hình đưa làng nghề vào khu sản xuất tập trung, giải pháp quan trọng hàng đầu giúp chuyên nghiệp hóa quy trình, công nghệ sản xuất và nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ môi trường .

                                          Theo:  qdnd.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
73.437.915
Tổng truy cập: