NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
(12)- Người thổi hồn văn hóa Việt trong điêu khắc
(Ngày đăng: 28/06/2024   Lượt xem: 30)

Lên sóng chương trình “Việt Nam đa sắc” tối ngày 26/6, nhà điêu khắc Phạm Thái Bình với lòng đam mê cháy bỏng về văn hóa Việt, bằng đôi bàn tay khéo léo anh đã sáng tác ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Chia sẻ với chương trình, anh Bình cho biết: Anh là một thế hệ may mắn khi được sinh ra sau chiến tranh, được sống tại thời bình tuy nhiên đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, gian khổ nên anh nhận thấy được sức mạnh của đất nước phát triển về xã hội. Chính điều đó dẫn đến quan điểm nghệ thuật của anh là phải xuất phát từ văn hóa dân tộc, phải đi lên từ chính bản sắc văn hóa thì mới bền vững.

“Tôi hay làm về văn hóa dân tộc Đông Bắc và Tây Bắc, đặc biệt là sức sống của người dân tộc trên đó rất tuyệt vời. Các bạn nhỏ trên đấy đi học nhiều khi quần áo còn không đủ ấm, ăn không đủ nhưng sự hồn nhiên và yêu đời luôn luôn tràn ngập. Đôi khi làm cho chúng ta thấy hổ thẹn vì quá đầy đủ mà lại cho rằng thiếu thốn rất nhiều. Đây là một ý tưởng rất tốt để đem vào trong sáng tác của mình.” – nhà điêu khắc Phạm Thái Bình bộc bạch.

Các tác phẩm của anh thường xoay quanh về đề tài cuộc sống, tình yêu đôi lứa, những hoạt cảnh gia đình trẻ khỏe khoắn, năng động, nhiều năng lượng… Có thể kể đến các tác phẩm nổi bật như Giúp vợ bằng xe công nông – tác phẩm này đã được Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam sưu tầm. Hay tác phẩm về hoạt cảnh người dân tộc xuống chợ cũng mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc bởi cả tháng cả tuần họ mới có một buổi chợ, mỗi lần họ xuống chợ là một lần họ đến với lễ hội, họ được gặp gỡ mọi người, được giao lưu và tràn đầy niềm vui.

Để trở thành một người nghệ nhân đầy tài năng trong lĩnh vực điêu khắc đích thực đòi hỏi người làm nghề phải có đức tính kiên trì, tỉ mỉ, chăm chỉ, chịu tiếp thu học hỏi, lắng nghe và đặc biệt phải có niềm đam mê mãnh liệt với các tác phẩm mình định hướng tới.

Theo anh Bình, trong điêu khắc, anh đã thử nghiệm rất nhiều phong cách và ngôn ngữ nhưng dần dần anh nhận ra giả lập hình khối là thủ pháp nghệ thuật rất độc đáo bởi nó làm cho góc nhìn người xem bị phân tâm vào. Vì thế, hầu như các tác phẩm của anh đều sử dụng thủ pháp nghệ thuật này. Đặc biệt hơn, anh cũng rất thích sử dụng, điêu khắc những động tác truyền tải được cảm xúc như bàn tay và bàn chân của trẻ thơ mũm mĩm , đáng yêu, căng tròn nhằm thể hiện sự đủ đầy viên mãn, vui vẻ, hy vọng vào tương lai.

Là người duy mỹ trong sự lãng mạn và nhạy cảm, trong quá trình sáng tác nghệ thuật điêu khắc, các tác phẩm của Phạm Thái Bình chủ yếu thiên về ngôn ngữ vật liệu mang tính hiện đại như đồng, inox hoặc nhôm đúc. Hay các vật liệu thủy tinh, mạ nano – đó là một cách đem đến sự bóng bảy về màu sắc, vui mắt nhưng rất hiện đại, tinh tế trong biểu hiện, rất bay bổng và đầy mỹ cảm. Anh Bình là một trong rất ít các nghệ nhân điêu khắc đưa màu sắc vào trong tác phẩm điêu khắc của mình.

Cũng tại chương trình, bà Dương Thu Hằng – Giám đốc Nghệ thuật Hanoi Studio Gallery có chia sẻ rằng: “Thiết kế không gian mới trong những căn hộ, những ngôi nhà của chúng ta thì góc đặc biệt cho điêu khắc là có. Và Phạm Thái Bình là một trong những tác giả mà mang đến điều đặc biệt đó trong không gian sống. Tôi ước mong rằng những tác phẩm của Phạm Thái Bình sẽ được làm lớn lên với không gian giải trí trong những khu công viên của chúng ta để cho cộng đồng được thưởng thức”.

Sau khoảng gần 20 năm làm sáng tác nghệ thuật điêu khắc, tổng số lượng tác phẩm nhà điêu khắc Phạm Thái Bình đã làm được là khoảng 40-50 tác phẩm. Các tác phẩm nghệ thuật ấy như lưu giữ được những khoảnh khắc hạnh phúc của cuộc sống, chính điều đó cũng giúp cho bản thân người điêu khắc hay người chiêm ngưỡng tác phẩm đó cũng thấy yêu đời, cảm thấy cuộc sống đáng sống hơn và nhìn nhận mọi thứ xung quanh với góc nhìn tích cực, rõ nét hơn.

Qua phóng sự ngắn này, ekip “Việt Nam đa sắc” đã mang đến cho khán giả những góc nhìn chân thật nhất về người nghệ nhân Phạm Thái Bình khi đem văn hóa Việt vào trong điêu khắc.

Thông qua đó, chương trình mong muốn nhấn mạnh những giá trị văn hoá đặc sắc, nổi bật của đất nước để gửi tới khán giả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, ekip sản xuất cũng mong muốn thông qua chương trình có thể giới thiệu những sản phẩm văn hoá nổi bật, tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống, tính kế thừa và phát huy.  

Đón xem chi tiết Chương trình “Việt Nam đa sắc” được phát sóng vào 21h35 từ thứ 2 đến thứ 4 hàng tuần trên kênh VTV3.
                                         Theo:  nguoiduatin.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

30
Đang xem:
72.644.899
Tổng truy cập: