NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
(97)- Người gìn giữ nghề may trang phục Tày truyền thống
(Ngày đăng: 29/05/2024   Lượt xem: 43)

Miệt mài với từng đường may, mũi chỉ tạo nên những bộ trang phục truyền thống, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc... đó là tâm huyết của bà Sằm Thị Nhị, dân tộc Tày, ở thôn Bản Đính, xã Nghiên Loan (Pác Nặm).

Green White Natural Travel Promotion Instagram Post.png
 

Là người dân tộc Tày sinh ra và lớn lên tại xã Bằng Thành (Pác Nặm), tuổi thơ của bà Sằm Thị Nhị đã gắn liền với những đường kim mũi chỉ khi ngày ngày được tiếp cận với kỹ thuật may, vá quần áo truyền thống của bà ngoại và mẹ. Những bộ trang phục mặc dù được cắt may đơn giản, song đã giúp bà Nhị sớm cảm nhận được nét đẹp truyền thống trên trang phục của dân tộc mình.

Sau này khi về làm dâu tại thôn Bản Đính, xã Nghiên Loan, một lần được người thân nhờ may bộ quần áo Tày của nữ, vốn yêu thích thêu thùa, may vá từ nhỏ nên bà đã nhận lời và từ đó bén duyên với nghề may trang phục của dân tộc Tày. Năm 2021 bà quyết định mở một tiệm cắt may nhỏ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương.
c nhi 3.jpg

 
Bà Sằm Thị Nhị may trang phục cho khách hàng.

Trong căn nhà nhỏ, một chiếc máy khâu, một cái bàn cắt, thước, kéo… là những vật dụng đã gắn bó với bà Nhị từ nhiều năm nay. Theo quan sát, trang phục dân tộc Tày được bà cắt, may thiết kế khá đơn giản nhưng cũng không kém phần tinh tế. Để có được bộ trang phục hoàn chỉnh và đẹp, bà luôn chú trọng khâu chọn vải, lấy số đo, cắt và cẩn thận trong từng đường may, mũi chỉ.

Qua bàn tay tỉ mỉ, khéo léo, những bộ trang phục được bà Nhị may luôn nhận được sự phản hồi tích cực và yêu thích của khách hàng. Ngoài cắt may phục vụ người dân trong xã, nhờ sự khéo léo của mình, nhiều khách trong và ngoài huyện cũng tìm đến đặt hàng, giúp bà có thêm nguồn thu nhập để duy trì đam mê.
c nhi 1.jpg

 
Bà Nhị tỉ mỉ cắt may trang phục cho khách.

Để giữ được nét đặc trưng của trang phục dân tộc Tày, những bộ quần áo khi may đều được làm từ vải chàm do chính tay bà Nhị nhuộm. Làm ra một tấm vải chàm mất rất nhiều thời gian và công đoạn, có khi hàng tháng trời. Công việc tuy vất vả, bận rộn nhưng mỗi khi thấy khách hàng ưng ý với bộ trang phục mình làm ra, bà Nhị như thấy niềm vui, động lực để thêm quyết tâm giữ gìn nghề may trang phục truyền thống.
Thiết kế chưa có tên.png

 
Bà Sằm Thị Nhị gắn bó với nghề may trang phục dân tộc từ nhiều năm nay.

Chia sẻ về nghề, bà Nhị cho hay: "Hiện nay nhịp sống hiện đại và bận rộn hơn trước, thế hệ trẻ không còn mặn mà với công việc nhuộm vải, cắt may trang phục truyền thống. Vì vậy tôi mong muốn những việc làm của mình góp phần lưu giữ được giá trị truyền thống của dân tộc Tày".

Hiện nay ngoài may trang phục truyền thống của dân tộc Tày cho cả nam, nữ, bà Nhị còn may các sản phẩm như mũ, địu cho trẻ em, khăn vuông nhuộm chàm, túi... Nhờ sự khéo léo, tỉ mỉ cùng năng khiếu và sự sáng tạo, các sản phẩm dệt may của bà làm ra được nhiều người yêu thích.

Bà Lộc Thị Yến, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nghiên Loan (Pác Nặm) cho biết: Bà Sằm Thị Nhị là một trong số ít hội viên phụ nữ còn giữ nghề may trang phục truyền thống dân tộc Tày ở Nghiên Loan. Những việc bà Nhị đang làm cần được khuyến khích và nhân rộng, qua đó góp phần bảo tồn, lưu giữ nét đẹp trong văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng cao./.

                                            Theo; baobackan.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.668.423
Tổng truy cập: