NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Trọn đạo với nghề
(Ngày đăng: 24/09/2012   Lượt xem: 808)

Là chủ của 3 xưởng nghề có tiếng tại địa phương, tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động, nhưng ông vẫn luôn quan niệm, làm gì cũng cần phải giữ cái đạo, trong đó quý nhất là đạo nghề. Ông là Phạm Văn Cường - anh thợ cả của làng nghề tạc tượng Võ Lăng (ảnh).

Image.aspx.jpg

Nghệ nhân Phạm Văn Cường sinh năm 1960 trong một gia đình có truyền thống làm hoành phi, tượng pháp, câu đối và đồ thờ tại Võ Lăng (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Ông Cường là thợ cả của làng và là một trong số ít những người còn nắm giữ những bí quyết pha chế sơn ta cổ truyền.

Ngay từ khi lên 10, Phạm Văn Cường đã được ông nội cầm tay, chỉ việc cho nghề đục đẽo. Từ duyên ban đầu với những lát gỗ và bộ đồ mộc, cái máu nghề cứ tự nhiên ngấm vào con người ông và dần trở thành một niềm đam mê. Với ông, suốt mấy chục năm xuôi ngược, ông nhớ nhất là khi làm việc tại các đình, chùa. Ông từng phụ trách mảng nội thất của nhiều ngôi chùa khắp các miền, trong đó có những nơi nổi tiếng linh thiêng của Hà Nội như đền Quán Thánh, đền Sóc, đền Bạch Mã...

Nói về sự nghiêm túc với nghề, ông Cường chia sẻ: Việc tạc tượng đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, có tư duy hội họa và tính ước lệ thật chuẩn. Làm tượng lớn, người thợ không chỉ cần khéo léo mà phải có sức khỏe dẻo dai và giàu kinh nghiệm, biết nhìn thớ gỗ để đục đẽo thì tượng sẽ vừa cân đối, lại vừa tiết kiệm được thời gian. Tượng bé lại đòi hỏi phải chính xác đến từng chi tiết, dù là nhỏ nhất.

Giờ đây, không chỉ làm kinh tế cho gia đình, duy trì được nghề truyền thống của làng, ông Cường còn tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 50 công nhân với mức lương ổn định tại 3 xưởng sản xuất của gia đình. Ngoài ra, ông còn trực tiếp đào tạo cho nhiều lao động theo học nghề mộc đến từ các địa phương như Hưng Yên, Hà Nam... Kíp thợ của ông cũng được lựa chọn rất kỹ lưỡng.

Ngoài chuyên môn giỏi, người thợ phải có đạo đức tốt và đặc biệt phải có tính kỷ luật cao. Bởi thợ của ông thường phải thi công ở nơi tôn nghiêm, phải tuân thủ quy tắc sinh hoạt của chùa chiền. Những kíp thợ do nghệ nhân Phạm Văn Cường đào tạo ngày nay đã đem theo nghề làm tượng của làng Võ Lăng đến nhiều vùng miền của cả nước và ra nước ngoài.

“Nghề làm tượng không có chỗ cho những người thợ cẩu thả, vì như thế không những chỉ tạo ra những sản phẩm kém chất lượng mà còn thất thố với tiền nhân, những người đã giữ nghề qua nhiều thế hệ” – ông Cường chia sẻ. Với những đóng góp trong việc giữ gìn, phát huy và truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ, tháng 6.2005, nghệ nhân Phạm Văn Cường đã được phong tặng danh hiệu nghệ nhân và sau đó được nhận nhiều giải thưởng nghề cao quý khác.

Theo báo lao động

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
73.195.157
Tổng truy cập: