NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Người làm quạt sừng cuối cùng ở làng Vác
(Ngày đăng: 19/09/2012   Lượt xem: 3037)

Về làng Vác (Thanh Oai, Hà Nội) bây giờ, chỉ thấy có lồng chim và quạt giấy thường. Ít ai biết ngôi làng cổ này còn có một loại quạt truyền thống nổi tiếng là quạt sừng, và cũng chỉ còn một cặp vợ chồng giữ được nghề.

quatsung1.jpg

Vợ chồng bác Trần Thị Công (61 tuổi) và Lê Văn Thứ (68 tuổi) là người làm nghề còn lại ở làng Vác (tức làng Canh Hoạch, xã Dân Hòa, Thanh Oai). "Nghề có từ thời ông nội tôi. Mẹ tôi đã tặng Bác Hồ quạt khi Bác còn sống. Đến nay chỉ còn hai vợ chồng già làm, con cái đã chuyển sang làm lồng chim vì thu nhập cao hơn. Tôi cũng phải làm lồng chim để tăng thêm thu nhập”, ông Thứ chia sẻ.

quatsung2.jpg

Mất khoảng 16 công đoạn mới tạo nên một chiếc quạt sừng hoàn chỉnh. Quạt thường có 17 nan, làm từ tre đã ngâm khoảng một tháng để chống mối mọt. Sau khi vót nan, ghép quạt là đến công đoạn đóng nhài - những miếng thép mỏng có hình hoa để giữ cho nan quạt được chắc chắn.

quatsung3.jpg

Tiếp theo là “làm nan chính”. Nan gồm một nửa là sừng trâu và một nửa là nan tre, được gắn với nhau bởi keo 502 rất chắc chắn. "Sừng trâu được lấy từ làng Thụy Ứng (Thường Tín), thường thì chúng không thẳng, trước khi làm quạt phải hơ lửa cho thẳng sau đó chạm trổ hình theo khách hàng mong muốn".

quatsung4.jpg

Kế đến, nan quạt được dàn để tạo khoảng cách bằng nhau. “Công đoạn làm quạt sừng không quá khó nhưng cần nhất là sự tỉ mỉ”, bà Công chia sẻ.

quatsung5.jpg

Thú vị nhất là công đoạn phất (dán giấy) quạt. Giấy dùng là giấy dó ở làng Đông Hồ (Bắc Ninh). Khi dán không dùng keo mà dùng nhựa quả cậy (lấy từ Ninh Bình), thứ nhựa có đặc tính mịn, rất dính và khi kết hợp với phẩm màu sẽ cho màu quạt theo ý muốn.

quatsung6.jpg

Công đoạn dán giấy gồm có 3 phần nhỏ: Dán giấy dó phơi khô. Tiếp theo là phết màu (thường dùng phẩm màu nâu và tím), phơi khô. Cuối cùng là phủ một lớp nhựa cậy để không bị phai màu. Theo bác Công thì cho dù quạt có bị rơi xuống nước cũng không bị rách và phai màu.

quatsung7.jpg

Trên quạt, người nghệ nhân còn dùng kim châm để tạo hình rồng, khi giơ lên trước ánh nắng rất đẹp. Gia đình ông bà chủ yếu nhận đơn đặt hàng từ các đình chùa (để làm quà biếu), hoặc cho các đoàn văn công vì quạt rất bền.

quatsung8.jpg

“Giá quạt sừng khoảng 65.000 đồng một cái, thường thì có khách đặt chúng tôi mới làm. Do thu nhập thấp và không ổn định nên rất nhiều gia đình đã bỏ nghề sang làm lồng chim và quạt giấy thường. Chúng tôi chỉ mong sao nghề làm quạt sừng này không bị mai một mà phát triển mãi", vợ chồng ông Thứ tâm sự.

Theo vnexpress

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

50
Đang xem:
73.194.829
Tổng truy cập: