NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Nghệ nhân Phùng Văn Dích sống trọn cuộc đời bên nghề mộc Bích Chu
(Ngày đăng: 08/08/2016   Lượt xem: 998)
Từ khi sinh nghề cho đến nay, cơ sở mộc của ông Dích đã trở thành “đại bản doanh” cung cấp các kiểu nhà cổ trên khắp cả nước.

Khắc “đam mê” vào gỗ

Ấn tượng ban đầu của tôi về ông là cái mộc mạc, giản dị và đậm chất quê mùa. So với độ tuổi ngoài 60, trông ông có vẻ lam lũ, già nua, mái tóc đốm bạc, nước da đen sạm, bàn tay thô ráp và khuôn mặt đầy phúc hậu. Thoạt nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ đó là một gã “hai lúa”, quê mùa một cục nhưng không ngờ ông lại được trời phú cho đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo về kiến trúc từ cổ chí kim đến kinh ngạc.

Hơn nửa thể kỷ sống với nghề, với gỗ, dường như cái nghiệp mộc đã ngấm sâu vào máu của người nghệ nhân tài hoa này. Vừa miệt mài bên thớ gỗ, ông Dích tâm sự về cái nghiệp thợ “chàng” của mình.

Ông được thừa hưởng ở gia đình truyền thống nghề mộc từ khi 13. Năm 17 tuổi, ông được ông nội truyền lại toàn bộ những “bí kíp” của nghề mộc, nghề dựng nhà cổ.

Với quyết tâm phục dựng nghề của tổ tiên, ông Dích say mê theo học mộc và 5 năm sau đã trở thành người thợ giỏi. Từ người thợ mộc, trở thành người “thợ cả” và đến nay trở thành “ông chủ” nhà cổ cho đến bây giờ.

Ông tâm sự, từ khi gắn bó với nghề, khiến ông hiểu và thuộc từng khúc gỗ như lòng bàn tay, bao nhiêu năm cầm cưa, cầm đục, cái duyên với nghề đã bén ngót, đi sâu vào tiềm thức như một chất men khiến ông càng yêu, càng say nghề hơn.

Doanh nhân, nghệ nhân Phùng Văn Dích, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) là một trong những nghệ nhân gạo cội của làng mộc Bích Chu.
Doanh nhân, nghệ nhân Phùng Văn Dích, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) là một trong những nghệ nhân gạo cội của làng mộc Bích Chu.

Gắn bó nhiều năm trong nghề, ông Dích thấu hiểu những khó khăn, vất vả mà nghề mang lại. Từ những ngày đầu mới bước chân vào làm, ông đã được cha dạy cách cầm đục, cầm bào sao cho thật chuẩn. Theo ông, cái khó nhất của người làm nghề đó là phải thật tập trung trong mỗi khâu. Và để làm được điều ấy phải có niềm đam mê lớn đối với nghề.

Dưới đôi bàn tay tài hoa, những sản phẩm mà ông chế tác luôn chứa đựng cái tâm, cái tài của người làm nghề. Từ khi đầu làm việc cho đến khi hoàn thành xong một tác phẩm nào đó ông mới cho phép mình được thở phào nhẹ nhõm.

  Nghệ nhân Dích miệt mài cùng tổ thợ bên xưởng mộc của gia đình. 

Nghệ nhân Dích miệt mài cùng tổ thợ bên xưởng mộc của gia đình. 

Trong số các công trình nhà cổ, ông Dích tâm đắc nhất là công trình Nhà sàn truyền thống dân tộc Tày. Đây được xem là tác phẩm để đời của ông và “vật biểu trưng” làng mộc Bích Chu.

Ngôi nhà sàn truyền thống được đem trưng bày tại rừng Quốc gia Bavaria (Đức) nhân Hội trại hoang dã Quốc tế được tổ chức vào năm 2007. Ngôi nhà được xây dựng với kỹ thuật và vật liệu truyền thống của dân tộc Tày và là ngôi nhà sàn dân tộc Tày đầu tiên được dựng lên tại một rừng Quốc gia của Đức. Với tuyệt tác thành công ấy, năm 2008 - 2009 ông Dích được phong tặng là nghệ nhân làng nghề của tỉnh và trong cả nước.

Còn đó những trăn trở

Cả cuộc đời cần mẫn, say mê, tâm huyến vào nghề mộc nên những sản phẩm mà ông tạo ra luôn được những người trong nghề đánh giá cao về thẩm mỹ, đồng thời nhận được sự ưu ái, tín nhiệm của khách hàng. Năm 2008 - 2009 ông Dích được phong tặng là nghệ nhân làng nghề của tỉnh và trong cả nước.

Cứ đúng hẹn lại lên, ông Dích được vinh dự mời là người ra đề trong các cuộc thi phong tặng thợ giỏi, nghệ nhân của tỉnh ở ngành nghề mộc. Và niềm vui lớn nhất đối với ông là được trở thành người thầy đào tạo, truyền dạy nghề mộc cho biết bao thế hệ trẻ của tỉnh.

Tình yêu với nghề mộc được những nghệ nhân như ông Dích gửi vào thơ ca từ lúc “mớm nghề” cho đến khi trở thành một nghệ nhân thực thụ. Tình yêu với nghề như một mạch chảy vô tận trong tâm trí như nhắc ông phải luôn tìm tòi, đổi mới để giữ lấy nghề.

Với ông Dích, việc kế thừa và phát huy những sản phẩm truyền thống rất quan trọng nhưng điều đó là chưa đủ nếu muốn cạnh trang được với nhu cầu đa dạng của thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường hiện nay. Chính vì vậy không chỉ làm các sản phẩm theo khuôn mẫu, ông còn đẩy mạnh việc đầu tư thêm máy móc, tìm kiếm những mẫu mã mới trong việc thiết kế bàn ghế, đồ mộc cao cấp đến các công trình đình chùa, nhà cửa.

Việc phải cạnh tranh với các sản phẩm gỗ trên thị trường là một rào cản lớn đối với làng nghề. Đó là bài toán mà những người thợ “rường cột” trong làng như ông phải suy nghĩ, tìm cách tháo gỡ. “khi lớp trẻ có thể gắn bó và sống được với nghề, từng bước đưa nghề phát triển thì nỗi lo nghề bị mai một, thất truyền sẽ đi vào dĩ vãng” – ông Dích tâm sự.

Người dân nơi đây gọi ông với những biệt danh “ông Dích nhà cổ” hay “nghệ nhân tỷ phú”.
Người dân nơi đây gọi ông với những biệt danh “ông Dích nhà cổ” hay “nghệ nhân tỷ phú”.

Gắn bó cả cuộc đời với nghề thi công nhà cổ, giờ đây đã có cơ ngơi khang trang và cuộc sống sung túc nhưng ông vẫn giữ cho mình phong thái mộc mạc, giản dị. Mặc dù là Giám đốc Công ty mộc Bích Chu, gương Doanh nhân nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc và tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương nhưng ông vẫn khiêm nhường trong hai chữ "thợ chàng". Ông lạc quan: "Xin đừng gọi tôi bằng vị giám đốc hay ngài doanh nhân mà hãy gọi tôi hai chữ "thợ chàng", vì cái nghiệp thợ mộc đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi rồi. Tôi luôn trân trọng nghề thợ chàng, vì chính nó đã đưa tôi từ người thợ rồi nghệ nhân, doanh nhân và cuối cùng là ngài giám đốc"...

Kết thúc buổi trò chuyện, ông không quên ngâm nga: “Nhà tre Đông Mỗ, nhà gỗ Bích Chu”, “Ngồi ghế Bích Chu chưa ru đã ngủ” như một lời mời gọi tôi trở về làng mộc Bích Chu vào một ngày không xa. Nơi ấy có sư phụ “hai lúa”, người nghệ nhân “tỉ phú” Phùng Văn Dích.

                                                                                               Theo: phapluatplus.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

20
Đang xem:
72.670.323
Tổng truy cập: