NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng – Người giữ “hồn quê” làng nghề Sơn Đồng
(Ngày đăng: 16/06/2016   Lượt xem: 1093)

Nhắc đến làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức – Hà Nội), không chỉ người dân Thủ đô mà nhân dân tại nhiều tỉnh - thành trong cả nước đều biết tiếng. Đây là một trong số ít các làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm tuổi, chuyên tạc tượng và làm đồ thờ bằng gỗ.

Nhằm đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm đồ thờ, tượng Phật tinh xảo, ý nghĩa với bàn tay khéo léo kết hợp cùng kỹ thuật chuyên nghiệp, cơ sở đồ thờ tượng Phật Nguyễn Viết Hồng xứng đáng là địa chỉ uy tín, chất lượng với giá thành hợp lí.

Lưu giữ sắc màu làng nghề Sơn Đồng

D:\BV\CLB Boxing Hà Thành\0f1b5be8-ebdc-4d1c-abd2-3ea23512cd41.jpg

Những người thợ cơ sở đồ thờ, tượng phật Sơn Đồng

Cách trung tâm thủ đô khoảng 15km, chúng tôi men theo quốc lộ 32 tìm đến Cơ sở Đồ thờ tượng Phật Nguyễn Viết Hồng tại làng nghề truyền thống Sơn Đồng (Hoài Đức - Hà Nội). Có tiếng là một trong những cơ sở đồ thờ, tượng Phật hàng đầu tại làng nghề truyền thống Sơn Đồng. Nhiều năm qua, Cơ sở Đồ thờ tượng Phật đã và đang là nơi giữ gìn và phát triển những tinh hoa văn hóa trong nghệ thuật điêu khắc của nước nhà. Tại đây, các nghệ nhân luôn tỉ mỉ, nhiệt huyết trong việc “thổi hồn” vào từng sản phẩm đồ thờ , tượng Phật của dòng họ và mang đi giới thiệu với bạn bè quốc tế như một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam…

D:\BV\CLB Boxing Hà Thành\IMG_20160611_091229.jpg

Sản phẩm đồ thờ của cơ sở anh Nguyễn Viết Hồng.

Gặp gỡ và trò chuyện với anh Nguyễn Viết Hồng – chủ cơ sở đồ thờ, tượng Phật. Chúng tôi không khỏi bất ngờ bởi khuôn mặt nhân hậu, nụ cười thân thiện của một người thầy, người thợ giàu kinh nghiệm và có nhiều năm gắn bó với những sản phẩm đồ thờ, tượng Phật. Khi được hỏi về lí do “bén duyên” với nghề, anh cười xòa chia sẻ: Nhắc tới những sản phẩm của làng nghề Sơn Đồng nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những người thợ Sơn Đồng ngày đêm miệt mài, không quản khó khăn luôn cố gắng hết mình giữ gìn bản sắc riêng trong từng chi tiết, đường nét điêu khắc và đặc biệt nhất là màu sơn.Với sự truyền thụ của các nghệ nhân trong làng, trong dòng họ cùng sự tỉ mỉ của đôi bàn tay – những người thợ đã tạc ra được những sản phẩm đặc trưng độc đáo mang đậm nét “Tinh hoa văn hoá Việt”.

D:\BV\CLB Boxing Hà Thành\anh 03.jpg

Tượng Phật tại cơ sở nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng

Theo đuổi đam mê và mong muốn gắn bó, làm giàu cho nghề tổ quê hương, chúng tôi hỏi anh về quy trình chế tác cơ bản khi làm đồ thờ tượng Phât cùng những sản phẩm đồ thờ tượng Phật nổi tiếng tại cơ sở. Không đợi chúng tôi phải đợi quá lâu, anh tỉ mỉ phân tích: Tại cơ sở đồ thờ tượng Phật Nguyễn Viết Hồng đang tồn tại hai quy trình là chế tác tượng Phật và quy trình chế tác đồ thờ.

D:\BV\CLB Boxing Hà Thành\số 3.jpg

Một số tác phẩm đồ thờ, tượng phật tinh xảo

C:\Users\ASUS\Downloads\IMG_20160614_081027.jpg

Nói về quy trình chế tác tượng Phật, nguyên liệu để tạc tượng thường là gỗ mít với đặc tính mềm, thớ dặm,ít nứt, dễ gọt, không bị cong vênh và có độ bền khá cao. Gỗ mít mua về được loại bỏ hết phần giác, chỉ để lại phần lõi để tạc. Sau đó, người thợ dùng dây để đo thể tích và tiến hành cắt gỗ theo khối hình. Đối với các pho tượng to thường được tạc từng bộ phận rồi được ghép với nhau nhờ các mộng và gắn keo. Phần gia công đầu tiên là đầu và mặt tượng. Lúc này, người thợ phải đục phác thảo những khối mũ (nếu có), rồi trán, mũi, môi, tai... Sau khi đục phác thảo lấy dáng chung một lượt suốt từ diện tới bệ, người thợ sẽ đục chi tiết từng bộ phận - khâu quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành pho tượng. Kế tiếp là khâu là gọt, nạo, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn. Trong khi gọt, người thợ dùng loại đục dẹt, mỏng để tách các chi tiết sao cho các mảng, các khối không dính vào nhau – đây là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn.

Kỹ thuật sơn son thếp vàng tượng cũng kỳ công như nghệ thuật sơn mài. Đầu tiên, người thợ hom tượng bằng sơn trộn đất phù sa rồi bó bằng sơn sống và sơn thí. Sau mỗi công đoạn, tượng lại được mài bằng nước. Việc sơn lên rồi lại mài đi cứ được tiến hành đến khi bề mặt tượng phẳng, nhẵn và mọng thì dùng một lớp sơn cầm thếp phủ lên. Khi sơn cầm thếp se (sờ tay thấy còn hơi dính), sẽ tiến hành thếp bạc hoặc thếp vàng quỳ tùy theo yêu cầu của khách.

Cùng với quy trình chế tác tượng Phật thì quy trình chế tác đồ thờ cũng là quy trình quan trọng không kém để tạo ra những sản phẩm đồ thờ sắc nét, tinh xảo. Đối với quy trình chế tác đồ thờ gỗ. Người thợ cần tạo mẫu sản phẩm nhất là thợ cả cần phải có ý tưởng về đồ vật mình định sản xuất ra và phải thể hiện bằng bản vẽ (gọi là tạo mẫu sản phẩm). Tại khâu lựa chọn nguyên liệu làm đồ thờ gỗ người ta thường lựa chọn là gỗ mít, gỗ dổi, gỗ vàng tâm. Sau khi đã lựa chọn nguyên liệu, người thợ tiếp tục đo đạc và cắt gỗ theo khối hình đã lên ý tưởng.

Nằm trong quy trình chế tác đồ thờ, một khâu cũng quan trọng nữa là chạm khắc theo mẫu sản phẩm: Trước tiên, người thợ phải có ý tưởng tạo mẫu hoa văn (ví dụ như: chủ đề “tứ linh” tức long ly quy phượng là hình ảnh của Rồng, Phượng, Lân, Rùa,“tứ quý” là hình hảnh của các cây Tùng, Trúc, Cúc, Mai. Tiếp đến  người thợ chạm khắc phải dựng hình tức hoa văn trên phôi các sản phẩm, lấy nền tức làm nổi hình ảnh của hoa văn, và bắt đầu thể hiện nghệ thuật chạm khắc như: chạm nổi, chạm thủng, chạm kênh bong, chạm lộng, chạm chìm bằng cách đục phá, gọt, tỉa chi tiết, nạo với nét chạm khắc tinh xảo nghệ thuật, kinh nghiệm vốn có cùng đôi bàn tay khéo léo của người thợ chạm khắc. Sau công đoạn chạm khắc, người thợ  tiếp tục dùng bàn tay khéo léo của mình để ghép hình sản phẩm. Tại khâu này cả người thợ Ngang và thợ Chạm cùng phải phối hợp với nhau chính thức lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm với các công việc như: bào lau, nạo nhẵn, lu những chỗ cong, đường gấp khúc, gắn cố định bằng keo. Bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất là sơn và hoàn thiện sản phẩm. Thông thường, màu sơn ta đẹp và độc đáo, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại sơn nào. Những sản phẩm sơn son thiếp vàng lộng lẫy tái hiện không khí trang trọng, thiêng liêng. Hầu hết các công đoạn đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công, cho thấy trình độ tay nghề của người thợ thật đáng khâm phục.

Hiểu thêm về cái tâm của người thợ, cùng những cái khó trong nghề. Chúng tôi mạnh dạn hỏi anh về những sản phẩm đồ thờ, tượng phật nổi tiếng của cơ sở anh đã và đang được nhiều quý khách hàng ghi nhận. Anh cười và khiêm tốn tâm sự cùng chúng tôi. Nhiều năm qua, những người thợ tại cơ sở đồ thờ, tượng Phật Nguyễn Viết Hồng đã gửi tới cho đời nhiều tác phẩm đồ thờ, tượng phật. Đó không chỉ là tác phẩm độc đáo, tinh khôi mà nó còn chứa đựng cả chữ tâm như: tâm đức, tâm hồn và tâm linh. Điều đó đã được minh chứng qua hàng trăm công trình tu bổ đền chùa trong cả nước với sự góp sức của bàn tay tài hoa của nhiều nghệ nhân Sơn Đồng như: Thành cổ Sơn Tây; Văn Miếu Quốc Tử Giám; Chùa Đỏ; Chùa Yên Khê...  Nhìn chung, sản phẩm  của cơ sở đồ thờ, tượng phật rất phong phú và đa dạng như: Tượng gỗ nhà phật đã có bao dáng tượng như Di đà bản mệnh khác với tượng Di đà quan âm thiên thủ, thiên nhân; các tượng về Thánh; Hoành phi, câu đối; Những ông ngựa, ông hạc lớn bé; Những bức tượng La Hán, tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay, ông thiện ông ác. Mỗi sản phẩm luôn mang những nét tài hoa, khắc hoạ sinh động đặc tính riêng của từng sản phẩm….

Tinh xảo, khéo léo trong từng đường nét

Luôn “say” với nghề cha ông – tổ tiên  để lại, nhiều năm qua cơ sở đồ thờ, tượng Phật Nguyễn Viết Hồng  đã luôn khắc cốt ghi tâm câu nói nổi tiếng của người dân làng nghề Sơn Đồng "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Bởi vậy, dù cái nghề trạm khắc đồ thờ, tượng phật luôn chứa đựng nhiều vất vả, khó khăn song những người thợ tại xưởng vẫn “khéo léo”, miệt mài làm nên những tác phẩm khác biệt, có điểm nhấn trong vô vàn những tác phẩm chế tác đồ thờ, tượng Phật tại nhiều cơ sở khác trong và ngoài nước..

 

D:\BV\CLB Boxing Hà Thành\anh.jpg

Cơ sở chế tác đồ thờ, tượng Phật Nguyễn Viết Hồng

Bên cạnh việc say với nghề, cơ sở đồ thờ, tượng phật còn cố gắng tỉ mỉ, cận thận, chi tiết trong từng đường nét và luôn tuân thủ theo những quy tắc  cần có để tạo nên những sản phẩm vừa có tâm lại có tầm. Đặc biệt, theo chia sẻ của các nghệ nhân tại cơ sở Nguyễn Viết Hồng, muốn tạo nên những sản phẩm độc đáo tinh khôi, điều đầu tiên phải kể đến phẩm hạnh của những người thợ bởi đây là yếu tố hết sức quan trọng trong chế tác đồ thờ nó thể hiện sự cầu toàn, tỉ mỉ, và mong muốn dâng cho đời nhiều sản phẩm nghệ thuật có giá trị nhất là trong việc thể hiện các chữ trên đồ thờ được ghi bằng chữ Hán – Nôm. Đây là yêu cầu rất quan trọng phải đẹp, đúng nghĩa, nếu thể hiện sai nét chữ của tác phẩm linh thiêng là điều cấm kỵ.

D:\BV\CLB Boxing Hà Thành\c4d04312-0216-4476-9a01-b6641238ff2d.jpg

Đường nét khéo léo, sắc nét….

Hi vọng chiếm trọn lòng tin của quý khách hàng. cơ sở đồ thờ, tượng Phật Nguyễn Viết Hồng còn đặc biệt chú trọng  tới “dấu ấn” riêng cho từng sản phẩm. Đến với cơ sở anh, quý khách hàng không chỉ có cơ hội tận mắt chứng kiến nhiều sản phẩm bắt mắt, tâm linh mà quý vị còn có cơ hội chứng kiến sự miệt mài, hăng say “tăng gia sản xuất” của những người thợ “bén duyên với nghề”… Luôn được mọi người ghi nhận là một nghệ nhân giỏi, người thợ tinh tế, nghệ nhân Nguyễn Viết Hồng còn được nhắc tới nhiều hơn như một cái tên “có tiếng” trong việc tạo công ăn việc làm cho nhiều người thợ, thanh niên tài năng trong làng.

D:\BV\CLB Boxing Hà Thành\171d2127-ac9f-44f4-84fd-365785e4cced.jpg

và tinh xảo tại cơ sở đồ thờ, tượng Phật Nguyễn Viết Hồng.

Với những sáng kiến táo bạo, ý tưởng thông minh, cơ sở đồ thờ, tượng Phật Nguyễn Viết Hồng xứng danh là địa chỉ uy tín, chất lượng của nhiều khách hàng, nghệ nhân quan tâm tới các sản phẩm tâm linh. Những sản phẩm đồ thờ, tượng phật ra đời tại cơ sở anh không chỉ đơn thuần là những sản phẩm hình mẫu mà đó là tác phẩm của một người thợ, người nghệ nhân có tâm và đam mê với nghề. Đặc biệt, luôn tạo điểm nhấn bởi phong cách riêng biệt, những sản phẩm đồ thờ, tượng phật còn mang đậm chất “hơi thở” của một nghệ nhân theo đúng yêu cầu của khách hàng. Qua nhiều lời tán thưởng và tin tưởng của quý khách hàng, đồ thờ, tượng phật Nguyễn Viết Hồng rất đáng để anh em, bạn bè và quý khách hàng gần xa tìm đến học hỏi.

                                                                                             Theo: phapluatxahoi.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

16
Đang xem:
72.668.683
Tổng truy cập: