NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Nghệ nhân điêu khắc Bhríu Pố
(Ngày đăng: 12/05/2016   Lượt xem: 426)

Đến xã Lăng, huyện biên giới Tây Giang tỉnh Quảng Nam, hỏi Bhríu Pố ai cũng biết đến ông. Bhríu Pố là nghệ nhân điêu khắc khéo tay nhất huyện và là vua ba kích của tỉnh. 

Cuộc đời của Bhríu Pố gắn liền với nhiều giai thoại. Ông là một trong số ít những người đầu tiên ở Tây Giang có trình độ đại học chính quy. Năm 1960, ông được đi học Trường Dân tộc nội trú Trung ương tại Hà Nội. Do chiến tranh ngày càng ác liệt, trường ông phải sơ tán sang Quế Lâm (Trung Quốc), tại đây ông đã được các thầy giáo Trung Quốc dạy vẽ trong vòng một tháng. Đây chính là nền tảng để ông thành công với nghề điêu khắc sau này. Học hết cấp 3, Bhríu Pố học tại Trường ĐHSP Thái Nguyên. Vào năm 1977, ông về công tác tại huyện Hiên cũ. Năm 1981 ông về làm rẫy tại quê thôn Arâh, xã Lăng. Trong thời gian này, ông đã tới các thôn bản gặp các già làng có uy tín để tìm hiểu về các phong tục trong việc xây dựng nhà mồ, nhà Gươl của người Cơ Tu. Với sự thông minh, khéo tay cộng với sự thừa hưởng tài năng từ người cha, Bhríu Pố đã tự vẽ nên hình các con vật, về cuộc sống sinh hoạt của người Cơ Tu cổ lên các nhà Gươl, nhà mồ. Chính vì vậy, hầu hết các nhà Gươl, nhà mồ của huyện đều có bàn tay chạm trổ, điêu khắc của Bhríu Pố. Đặc biệt là nhà Gươl tại thôn Arâh quê ông và khu nhà mồ tại Làng Văn hóa Cơ Tu tại trung tâm huyện. Tại đây, qua bàn tay chạm trổ của ông, các con vật như: gà trống, chó, trâu, nhím... trở nên sinh động lạ thường. Sau này, ông được các cán bộ huyện vận động ra làm việc cho xã. Ông đã làm Chủ tịch UBND xã Lăng đến năm 2005 thì xin nghỉ để lớp trẻ lên thay, theo như ông nói là "Tre già rồi thì phải để măng mọc". Không chỉ trong tỉnh biết đến tài năng của ông mà ngay cả tỉnh khác cũng mời ông đến chạm trổ, điêu khắc. Ông đã từng vào Tây Nguyên để giúp đồng bào Tây Nguyên xây dựng Trung tâm du lịch Buôn Đôn.

                                                             Nghệ nhân Bhríu Pố.

Không chỉ lành nghề điêu khắc, ông còn thành công với việc trồng cây ba kích. Ba kích- theo cách gọi của người Cơ Tu  là "dây ruột gà" vì bộ rễ của nó giống như ruột gà. Công dụng của ba kích chủ yếu là bộ rễ. Đây là loại dược liệu quý hiếm nhiều công dụng. Không như các bà con khác chỉ biết lên rừng lấy sâm ba kích về bán cho người Kinh lấy tiền, Bhríu Pố lại nghĩ cách lưu giữ nguồn giống loại sâm quý giá này. Được sự hướng dẫn của tiến sĩ Ngô Trại- cán bộ của Viện Giống cây trồng quốc gia, Bhríu Pố mày mò và ươm trồng thành công giống ba kích. Từ năm 2006 đến nay, ông cùng với vợ cần mẫn chăm chút trang trại rộng gần 1,5 ha dưới chân núi A Dương để trồng hơn 6.000 cây ba kích. Bríu Pố vinh dự là một trong 5 cá nhân tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam tham dự Hội nghị Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc. Theo ông Bh'ríu Liếc, Ủy viên dự khuyết BCHT.Ư Đảng, Bí thư H. Tây Giang: "Việc ông Bhríu Pố trồng thành công cây ba kích là một điều kỳ diệu. Đây sẽ là cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn huyện".

Với những điều đã làm được, Bhríu Pố xứng đáng được mọi người dân Cơ Tu trên ngọn nguồn Trường Sơn yêu mến và kính trọng. Hiện nay, ông đang truyền nghề điêu khắc cho rất nhiều thanh niên Cơ Tu để giữ lấy bản sắc văn hóa dân tộc. Mong rằng thế hệ trẻ hôm nay sẽ học tập được nhiều điều từ tấm gương của ông.

                                                                               Theo cadn.com.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

34
Đang xem:
72.668.804
Tổng truy cập: