NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Nghệ nhân chia sẻ cách làm nem chua rán, giò chả Ước Lễ.
(Ngày đăng: 28/04/2016   Lượt xem: 491)

Bác Trần Công Châu là một trong những nghệ nhân góp phần “giữ hồn” cho làng nem giò chả Ước Lễ (Thanh Oai, Hà Nội). Bác Châu nối nghề gia truyền làm nem, giò chả của gia đình vợ để rồi “mang chuông đi đánh xứ người”, phát triển nghề truyền thống ở Thủ đô.

Yêu vợ yêu luôn nghề nem, giò

Vợ chồng Bác Trần Công Châu, cô Tô Thị Duyên là một trong những cửa hàng của người làng nghề Ước Lễ mang nghề truyền thống xuống Thủ đô lập nghiệp. Những lớp người trong gia đình bác góp phần “giữ hồn” cho nghề truyền thống quê hương. Gặp bác Châu tại cơ sở sản xuất nem Trần Công Châu vào một buổi chiều muộn, dù phải ngồi xe lăn nhưng bác vẫn cùng công nhân gói giò lụa, nem chua.

Nghệ nhân chia sẻ cách làm nem chua rán, giò chả Ước Lễ - 1

Dù đau ốm, phải ngồi xe lăn nhưng bác Trần Công Châu vẫn luôn cố gắng truyền đạt lại kinh nghiệm, cách làm nem giò Ước Lễ cho con cháu

Vợ chồng bác Châu cũng không biết nghề làm nem, giò chả của gia đình có từ bao đời rồi nữa. Chỉ biết nghề nghề làm nem, giò chả ở thôn Ước Lễ (Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội) đã có cách đây khoảng 500 năm. Cô Duyên kể, từ bé, cô ngoài buổi học ở trường cô thường phụ giúp bố mẹ giã thịt, làm nem rồi cùng mẹ ra chợ bán hàng.  “Làm nem giò phải lấy thịt từ sáng sớm ở các lò mổ, lúc đó thịt vừa làm thịt tươi, còn ấm, giã giò mới ngon. Mỗi sáng là cả gia đình phải dậy sớm dã giò bằng cối phỏng cả tay”, cô Duyên nói.

Nghệ nhân chia sẻ cách làm nem chua rán, giò chả Ước Lễ - 2

Để giữ thương hiệu giò chả Ước Lễ, cô Duyên luôn ghi nhớ lời dạy tổ tiên làm giò chả mình ăn được rồi mới đến khách hàng ăn

Năm 20 tuổi, cô duyên lấy chồng, may mắn cô gặp được Trần Công Châu, một người chồng yêu thương vợ cũng như quý mến nghề mà gia đình cô theo đuổi. Bác Châu về nhà vợ ở để phụ giúp gia đình cô làm nghề giò chả. Bác Châu kể, bác học cách làm nem chua, giò chả từ cách chọn nguyên liệu, lấy thịt lợn, thịt bò, nước nắm, lá chuối làm sao cho ngon, tươi để làm giò ngon. Rồi cách xay, giã, đóng khuôn, hấp được có mẻ giò nóng hổi mang ra chợ sớm. “Yêu con gái làng Ước Lễ tôi yêu luôn cả cái nghề truyền thống của làng”, ngồi cạnh vợ, bác Châu cười nói.

Nghệ nhân chia sẻ cách làm nem chua rán, giò chả Ước Lễ - 3

Năm 1983, nhận thấy làm giò chả ở thôn bán được số lượng ít. Nhu cầu tiêu thụ của người dân nơi đây không nhiều. Nếu vận chuyển đi nơi khác bán, chi phí sẽ rất tốn kém. Vợ chồng cô Duyên quyết định mang nghề truyền thống của gia đình khăn gói xuống Hà Nội lập nghiệp. Sáng sớm hàng ngày, cô Duyên cùng chồng con bắt đầu công việc chọn thịt làm nem, giò được lựa chọn kĩ lưỡng phải là thịt mông sấn từ những con lợn khỏe, không bệnh tật và đảm bảo độ tươi ngon, lưu giữ những bí quyết giã thịt sao cho thật dẻo cho ra những ổ giò ngon. “Quãng thời gian đó gia đình gặp nhiều khó khăn, không ít người khuyên nên chuyển nghề khác có cơ hội làm giàu nhanh chóng. Nhưng cái nghề truyền thống này cứ như ngấm vào thịt, vào cơ thể chúng tôi rồi nên không dứt nó ra được nữa”, bác Châu nói.

Nghệ nhân chia sẻ cách làm nem chua rán, giò chả Ước Lễ - 4

                   Quy trình sản xuất đảm bảo quy định chất lượng mỗi chiếc nem chua, giò chả

Ngoài những mặt hàng truyền thống của làng ước lễ, như giò chả lợn, bò, nem chua, nem tai, gia đình ông châu cùng nhiều nghệ nhân của làng Ước Lễ sáng tạo ra những món mới như nem chua rán, nem chua nướng, được thị trường ưa thích.

Vì thương hiệu giò chả sạch

Nhưng có điều mà bác Châu, cô duyên luôn trăn trở, hiện các loại thực phẩm ăn sẵn đang bị “tai tiếng” vì các loại chất phụ gia và giò chả Ước Lễ cũng không tránh khỏi liên lụy. Đặc biệt, ở vùng quê nhà Ước Lễ những người theo nghề làm giò chả chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi khi về quê, bác Châu, cô Duyên thường vận động các bạn trẻ trong làng theo nghề ông cha để lại. “Để giữ thương hiệu giò chả Ước Lễ, tôi luôn ghi nhớ lời dạy tổ tiên làm giò chả mình ăn được rồi mới đến khách hàng ăn”, cô Duyên khẳng định.

Nghệ nhân chia sẻ cách làm nem chua rán, giò chả Ước Lễ - 5

                 Nhà hàng Trần Công Châu đạt nhiều danh hiệu, bằng khen về chất lượng sản phẩm

Lao động vất vả, hiện bác Châu đang phải chống trọi lại với bệnh tật và phải ngồi xe lăn, nhưng hàng ngày ông vẫn sát sao hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho con cháu để giữ nghề. Ngoài những giờ làm việc thú vui của ông là ngồi trước của hàng nghe những nhận xét của khác về nem giò chả ước lễ. Theo tâm nguyện bố, mẹ hiện Trần Thắng Mỹ (SN 1984) mình gác công việc buôn bán để trở về với chiếc cối giã thịt của gia đình. Hiện anh đang cố gắng học nghề để tiếp lửa nghề truyền thống của gia đình.

                                                                      Theo 24h.com.vn


Bấm SUBSCRIBE ngay để chia sẻ video này trên youtube:   
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.668.651
Tổng truy cập: