NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Thợ điêu khắc nghiệp dư tạc tượng danh nhân
(Ngày đăng: 01/07/2014   Lượt xem: 475)
Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận đang trưng bày bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá do ông Phùng Ngọc Anh, một thợ điêu khắc nghiệp dư, tặng trong dịp Tết nguyên đán vừa qua. 

Ông Phùng Ngọc Anh vốn là thợ đục đẽo cối xay, cối giã bằng đá, sống ở Phan Rang. Nghề đẽo cối xay đá ngày nay lỗi thời vì công nghệ chế tác đá hiện đại trở nên phổ biến. Ông Anh, còn có tên là Ba Tay, quyết định xoay ngang sang chế tác điêu khắc đá. Người thợ điêu khắc nghiệp dư này tâm đắc nhất 3 tác phẩm tượng danh nhân, trong đó có tượng đá Hồ Chí Minh mà ông tặng Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận. 

Ông kể, một lần tham quan bảo tàng tỉnh thấy hiện vật trưng bày còn thưa thớt, tượng Hồ Chủ tịch chỉ có loại làm bằng thạch cao. Ông về tìm tài liệu thấy có bức ảnh tượng chân dung do nhà điêu khắc Vũ Cao Đảm làm khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Paris năm 1946. Bức tượng này được gia đình ông Đảm hiến tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội vào tháng 6/1998. 

Thấy bức tượng cao 60 cm này vừa sức mình nên ông Ba Tay nảy ra ý tưởng chế tác lại bằng đá. "Làm tượng về Bác Hồ rất khó vì đã có rất nhiều tác phẩm của những tác giả nổi tiếng và được chế tác bằng nhiều chất liệu", người thợ chia sẻ. 

Hàng ngày ngoài những công việc tạc đồ đá mưu sinh, ông Ba Tay tranh thủ đi khắp nơi trong tỉnh để tìm đá đẹp cho bức tượng Hồ Chủ tịch, với tâm niệm "Đã là tượng Bác mình yêu quý trân trọng thì phải làm từ đá của quê hương do mình tự tìm tự điêu khắc". 

Trước khi làm tượng, giữa năm 2013 ông cẩn thận tạo mẫu bằng đất sét, đối chiếu ảnh chụp. Mất hơn 2 tháng đối chiếu từ ảnh với tượng đất sét đã chuẩn tỷ lệ, ông mới dám bắt tay vào điêu khắc tượng. Người thợ già chọn loại đá granit đen ở chiến khu Bác Ái làm chất liệu. Đá này rất bền, mịn láng không nứt, thích hợp với nguyên mẫu tượng bằng đồng của nhà điêu khắc Vũ Cao Đàm.

Sau một tuần cắt đá tạo hình, phần chi tiết ông Ba Tay khắc tỉ mỉ thận trọng từng nếp nhăn trên gương mặt tượng, mất hơn 2 tháng mới định thần tượng Hồ Chủ tịch cao 60 cm, dày 35 cm theo tỷ lệ 1/1 với hình mẫu. Ông nói rằng, nếu nghệ nhân chuyên nghiệp hay người có kiến thức nghề vững thì thời gian thực hiện sẽ nhanh hơn nhiều.  

Tac-tuong-2-1-4305-1404106254.jpg

Những tác phẩm đang thực hiện của người thợ điêu khắc nghiệp dư. Ảnh: Sơn Ninh.

Trước bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Ba Tay đã điêu khắc thành công 3 bức tượng danh nhân khác từ chất liệu đá xanh Ninh Thuận. Đầu tiên là tượng chân dung danh nhân văn hóa Chu Văn An đặt ở Trường THPT chuyên Chu Văn An thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Tượng làm bằng đá granit xanh cao 1 m, nặng 1 tấn, chân đế rộng 1 m, cao 2 m. Ông Ba Tay đã dầm mình trong bụi đá giữa trời nắng mưa hơn 2 tháng ròng mới hoàn thiện tác phẩm vào tháng 8/2007.

Sau đó, năm 2010 người thợ bắt tay vào thực hiện bức tượng chân dung cố Tổng bí thư Trường Chinh. Bức tượng khắc trên đá hoa cương, cao 1,5 m, nặng gần 2 tấn, chân đế cao 2,5 m làm cùng loại đá. Tượng nay đặt tại Trường THPT Trường Chinh, huyện Ninh Sơn.  

Mới đây nhất là bức phù điêu đoàn người tiếp tế chiến khu năm xưa của đoàn H50. Bức phù điêu hiện đặt ở xưởng chế tác của ông Ba Tay. 

tac-tuong-1-1-1362-1404106254.jpg

Ông Ba Tay khắc bức phù điêu đá. Ảnh: Sơn Ninh.

Người thợ 60 tuổi nói rằng nghề điêu khắc với ông như có chất ma men. "Gắn bó với nghề đẽo đá trên 30 năm, khi sang làm tượng tôi hiểu khắc mặt tượng là khó nhất, bởi thể hiện cái hồn của tượng", ông Ba Tay nói. Thợ điêu khắc nghiệp dư cũng chia sẻ kinh nghiệm, người làm tượng phải luôn giữ cảm xúc, bình tĩnh mài gọt từng chi tiết điểm chuẩn. Nếu sai lệnh một chi tiết nhỏ thôi sẽ mất vẻ đẹp của tượng, mà đá thì không thể chấp vá bù bồi như đất sét. 

Ông Ba Tay cũng đang chế tác loại đá tên Kút Chăm khắc tên và ngày tháng năm sinh, mất của người đã chết, bằng chữ Chăm. Mỗi cặp Kút bằng đá granit xanh được tạc thành hình quả cầu tròn đường kính 40 cm có đế vuông và tròn để phân biệt giới tính nam nữ.   

Tac-tuong-3-1-2365-1404106254.jpg

Quả cầu Kút Chăm. Ảnh: Sơn Ninh.

Anh Phạm Đình Ty, 30 tuổi, khuyết tật còn một tay một chân, đang mê mải khắc từng nét chữ Chăm cầu kỳ lên viên Kút. Anh xin học nghề ở thầy Ba Tay. "Thầy chỉ dạy theo cách truyền kinh nghiệm, còn mời thợ bậc thầy ở nơi khác về dạy để anh em cùng học hỏi kinh nghiệm", anh Ty cho biết. 

Theo anh Ty, không chỉ với thầy Ba Tay, mà nói chung nghề tạc tượng đòi hỏi ngoài sức khỏe còn cần nhiều đến các kỹ năng trong nghệ thuật tạo hình. Người nặng tình với đá, nghe được "đá khóc, đá cười" thì sẽ gắn bó say mê nghề để thổi hồn vào từng tảng đá tạo thành bức tượng sống động.

                                                                                          Theo: vnexpress.net

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

30
Đang xem:
72.660.473
Tổng truy cập: