NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Ký sự Nghệ nhân làng nghề: Nghệ nhân tài hoa giàu xúc cảm của làng Ngòi
(Ngày đăng: 27/03/2012   Lượt xem: 2090)

Chiều tiết thanh minh trời lộng gió, tôi theo đoàn công tác về Yên Dũng - Bắc Giang, đó cũng là quê tôi. Đó là một vùng quê xinh đẹp nằm nghiêng bên dòng sông Cầu thơ mộng. Dù học tập và làm việc ở xa nhưng lúc nào tôi cũng dành trọn tình yêu khôn xiết cho nơi này. 

Con đường dẫn về làng Ngòi, xã Tư Mại, huyện Yên Dũng (điểm đến của đoàn công tác) cũng thật quanh co. Nó uốn lượn theo sườn dãy Nham Biền rồi oặt mình chia ngả đoạn tới trung tâm Thị trấn Neo. Xe chúng tôi theo ngả rẽ đó mà băng ngang cánh đồng lúa mới bén rễ ruộng cấy, tới chừng nửa đường thì chúng tôi rẽ tay thuận vào làng Ngòi. Ở đó, nằm một mình giữa cánh đồng rộng lớn là khu xưởng sản xuất và cũng là khu nhà ở của nghệ nhân Lưu Xuân Khuyến, người đã làm nên thương hiệu “gốm làng Ngòi” bằng niềm đam mê, nhiệt huyết và độ sung sức của tuổi trẻ.

Những tượng gốm, mẫu khuôn tranh đang nằm phơi dưới nắng thanh minh và gió nồm đổi hướng.

                         

                   Những bức tượng còn tươi màu đất sét quê đang được phơi nắng chờ ngày vào lò

                        

                                                         Tranh gốm đang được tạo tác

Một không gian rất gốm và mang đậm chất dân gian là điều chúng tôi có thể cảm nhận thấy ngay khi đặt chân vào cơ ngơi của anh. Các bức tượng gốm tạo hình liền anh liền chị quan họ đang mừng vui đến ngày dự hội; chân dung những người nông dân chất phác, chân lấm tay bùn quần tụ bên mâm cơm gia đình; bức tượng này tạo hình anh nông dân cởi trần, chân đất, tay nâng chén rượu chúc tụng bạn bè, tượng kia thì một anh nông dân khác cũng cởi trần vác nơm - đó... rồi cảnh các chị, các mẹ làm lụng, thêu vá... ai nấy đều giữ nét mặt vui vẻ,  và nụ cười sảng khoái. Rồi tượng những ông Phúc - Lộc - Thọ, những chú hài đồng tinh nghịch... Những cách điệu khéo léo từ cảnh sống đời thường chân thực của người dân quê được tạo tác một cách hài hước, sống động qua bàn tay anh.

                        

                         

Một hai chỗ có xen vài khuôn tranh gốm mà anh đang làm mẫu, và những bức tranh gốm đang chờ khách đã đặt đến lấy...
                        

Sau một vòng tham quan, ngắm nghía và chụp hình các sản phẩm, chúng tôi trở vào câu chuyện bên mâm cơm mà anh đã chuẩn bị sẵn, anh gọi đó chân tình của người dân quê.

Ngồi nghe anh kể chuyện làm gốm, chuyện những người dân quê anh (cũng là quê tôi), rồi hành trình phiêu bạt của anh tới các làng gốm trong Nam ngoài Bắc để học nghề... nét tự do phóng túng của người nghệ sỹ theo câu chuyện mỗi lúc bộc lộ trong anh một rõ nét. Tôi cảm thấy con người anh gần gũi, thân thuộc biết mấy và chúng tôi, ai cũng như mở tấm lòng mình vậy.

                         

                                              Chân dung nghệ nhân Lưu Xuân Khuyến

Câu chuyện nó lại thành ra thế”, “Thế nó mới thành câu chuyện... Những câu như thế dường như đã thành câu cửa miệng mỗi khi anh bắt đầu câu chuyện. Và cái chất dân dã, hào sảng cũng cứ thế mà bộc lộ rất tự nhiên. Tôi chợt hiểu ra điều mình băn khoăn bấy lâu về những danh xưng mà người ta vẫn gọi anh: Khuyến rồ, Khuyến khùng... Có phải đó là chất nghệ sỹ đậm chất dân gian mà vùng quê thanh bình này đã tạo nên trong anh?

           

Chị Tâm - người hậu phương thứ hai của anh Khuyến, đang cùng những người thợ cần mẫn hoàn chỉnh các sản phẩm cho một mẻ nung mới trong lúc anh tiếp chuyện đoàn

            

                                                              Sản phẩm đang chờ ra lò

                 

                              Một không gian riêng ở trung tâm xưởng gốm của anh Khuyến

Sinh ra và lớn lên nơi đây, nhưng thật lạ là không khi nào tôi cảm thấy quê mình “cũ” đi. Mỗi ngày, dù cảnh vật, con người có rất đỗi quen thuộc, nhưng tôi vẫn thấy nó đầy mới lạ và hấp dẫn... Chẳng phải hôm nay đây tôi mới được gặp anh, được biết anh, một người thợ gốm tài hoa, người nghệ sỹ của làng quê mình.

Anh Khuyến tiễn đoàn chúng tôi bằng giọng cười giòn tan trong tiếng gió chiều. Tạm biệt anh, chúng tôi tiếp tục hành trình của mình trên xứ Kinh Bắc...

              

Những con đường, những thửa ruộng, những quả đồi và bến đò thân thương vẫn đứng yên đó đón người về thăm quê.

Tôi tạm biệt làng quê như những lần tạm chia tay khác và cũng vẫn cảm giác vội vàng tha thiết như ngày cuối cùng còn có thể sống cùng ấy, xen thêm vào đó là niềm tự hào về quê mình, về mảnh đất sinh ra những con người bình dị, biết mấy xinh đẹp mà rất đỗi thân thương. Trong đó có cả niềm tự hào về một nghệ nhân như anh, Lưu Xuân Khuyến. Hẹn gặp lại anh khi cuốn sách Báu vật làng nghề Việt Nam lên trang...

           

   Lòng cảm thấy thật bình yên khi được hít thật sâu làn không khí mát mẻ, trong lành nơi quê hương

                                                                                                                          Vu Hạ

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

32
Đang xem:
72.647.529
Tổng truy cập: