LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
(75)-Nón lá Huế - Tâm hồn Huế
(Ngày đăng: 27/04/2023   Lượt xem: 122)
Nón đất Việt đã hiện hữu trên thạp đồng Đào Thịnh và trống đồng Ngọc Lũ cách đây khoảng 2500 - 3000 năm không chỉ khẳng định công dụng thường nhật với người dân có nền văn minh lúa nước mà còn nhấn mạnh cái nôi của sản phẩm này trong khu vực và thế giới.

Chỉ dẫn địa lý “Huế”

Cũng từ lâu, nhiều vùng trong dải đất chữ S này đã tạo ra sản phẩm nón đặc trưng của mình khiến sử sách lưu danh như trong "Đại Nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn có ghi: "Nón Cao Bằng sơn đỏ, nón Thanh Hoá nhẹ nhàng, nón Hà Đông thanh lịch, nón Gò Găng, Bình Định vừa thanh tú vừa bền. Đặc biệt, nón Bài thơ xứ Huế có dáng mỏng như tờ giấy, nhẹ nhàng như cánh nhạn, đẹp và bền, được nhiều người ưa thích".

Nón Huế hay nón Bài thơ, trứ danh ấy đã theo thời gian, dần hun đúc và trở thành biểu tưởng đẹp dịu dàng, duyên dáng, sâu lắng, trầm mặc của thiếu nữ miền Sông Hương, Núi Ngự trường tồn. Du khách thập phương mỗi dịp đến Huế sẽ lại tìm thăm nón lá để làm hành trang kỷ niệm hay những mục đích đời thường thiết thực khác...
Nón lá Huế - Tâm hồn Huế  -0

 
Nón Huế được trao quyền chỉ dẫn địa lý "Huế"

Tôn vinh, tự hào sản phẩm từ nghề truyền thống của cha ông, thế hệ con cháu đã nỗ lực giữ gìn và phát huy ngày mỗi ngày tốt, đẹp hơn. Ngày 12.10.2010, cách đây 13 năm, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 41/2010/QĐ-UBND trao quyền chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm nón lá. Từ đó đến nay, cùng với việc thành lập Hội Nón lá Huế, những chiếc Nón lá Huế ngày càng được khẳng định và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước lẫn nước ngoài.

Có bốn sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý “Huế”, gồm: Lá nón nguyên liệu; lá nón đã được sơ chế (sấy); nón lá các loại (2 lớp, 3 lớp, nón bài thơ); các sản phẩm phụ như khuôn chằm, vành nón.

Khu vực địa lý của nón lá Huế, gồm: vùng nguyên liệu lá nón ở huyện A Lưới, Nam Đông; vùng nguyên liệu làm vành nón, ở xã Bình Điền, huyện Hương Trà (nay là xã Bình Tiến, thị xã Hương Trà); vùng sơ chế nguyên liệu lá nón, ở phường Phước Vĩnh và thôn Đốc Sơ, phường An Hoà thuộc thành phố Huế. 

Vùng sản xuất khung (khuôn) chằm ở phường Phước Vĩnh, thành phố Huế và xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang.

Các làng nghề chằm nón (ở thôn Đốc Sơ, phường An Hoà, Phủ Cam phường Phước Vĩnh, thành phố Huế; thôn Mỹ Lam và An Lưu, xã Phú Mỹ; thôn Đông Đồ và Đồng Di xã Phú Hồ; thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An; thôn Thanh Dương, xã Phú Diên; thôn Truyền Nam, xã Phú An; thôn Dương Nổ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang; làng Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền; làng Hương Cần, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà; xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ).

Có thể nói rằng, việc hình thành Nón Huế hình là sự hội tụ của hầu khắp các vùng miền núi, trung du, đồng bằng của Huế. Thật đặc biệt!

Thay đổi để phát triển nghề truyền thống 

Nghề nón lá cũng đã tạo công ăn việc làm đáng kể cho người lao động tại chỗ, đặc biệt là nữ giới, góp phần nâng cao đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhiều du khách yêu nón Huế, yêu Huế đã kết nối, quảng bá sản phẩm đến với nhiều người, nhiều vùng trên khắp cả nước.

Tuy nhiên, theo đánh giá quy mô nghề truyền thống nón lá chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Chuỗi cung - cầu từ khâu nguyên vật liệu đến sản phẩm tạo ra chưa cân đối, tiêu thụ sản phẩm chưa được duy trì thường xuyên. Bên cạnh đó, năng lực quản trị của các hợp tác xã, tổ hợp tác, các làng nghề còn yếu, chưa ứng dụng được khoa học cộng nghệ vào quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm.
Nón lá Huế - Tâm hồn Huế  -0

 
Nón Huế - Tâm hồn Huế

Trong thời kỳ chuyển đổi số và sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi sự chuyển mình mạnh mẽ của tất cả các loại hình kinh tế, đồng thời cũng đặt ra thách thức đối với nghề nón lá Huế. Bên cạnh việc tạo nguồn thu nhập, việc làm, nâng cao đời sống của người lao động, nghề nón lá Huế cũng cần giữ được "hồn cốt" Huế trong những chiếc nón bài thơ vốn từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của thơ, ca, nhạc, hoạ... và dần thích nghi với những tác động của nền kinh tế thị trường.

Hội nghị quốc tế với chủ đề "Bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá của nón lá Huế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam" vào sáng ngày 29.4.2023 tới đây, nhiều kỳ vọng với Hội Nón lá Huế sẽ mở rộng thêm lối đi mới cho Nón Huế - Tâm hồn Huế.
TS. NGUYỄN THỊ SỬU - Tỉnh uỷ viên, Phó Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế

                                          Theo:  daibieunhandan.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.669.586
Tổng truy cập: