LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Lụa Vạn Phúc – gian nan gìn giữ giá trị
(Ngày đăng: 31/03/2016   Lượt xem: 684)

Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính của làng quê xưa. Làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng hơn 1100 năm, bà A Lã Thị Nương – vợ của Cao Biên, thái thú Giao Chỉ đã dạy dân nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm Thành hoàng làng.

Lụa Vạn Phúc thời phong kiến là một vật phẩm tiến vua và được mang đi dự hội đấu xảo tại Marseille và Paris (Pháp) và đã giành nhiều huy chương thời Pháp thuộc. Xưa có câu: “The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng/ Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn”. Lụa Hà Đông có nhiều loại như lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Khổ vải thường tầm 90 – 97 cm, nhưng nổi tiếng nhất trong các loại lụa Hà Đông có lẽ là lụa vân – loại lụa có hoa văn nổi vân trên mặt lụa. 

Với nét văn hóa lâu đời đó, người làm lụa buộc phải tìm ra những hướng đi mới để lụa Vạn Phúc vừa phát triển mà vẫn giữ được những tinh túy nghề mà ông cha đã để lại. Chính vì lẽ đó mà năm 2010, làng lụa Vạn Phúc được Thành phố Hà Nội quy hoạch và đầu tư xây dựng thành làng nghề du lịch trọng điểm của Thủ đô. Nhờ đó, cổng tam quan bề thế được xây để đón chào du khách bốn phương. Các biển hiệu bằng tiếng nước ngoài, khu giới thiệu các công đoạn làm nên lụa Vạn Phúc cũng được ghi đầy đủ thông tin, giúp khách du lịch nước ngoài dễ khám phá.

Hiện ở Vạn Phúc, trong miếu thờ Thành Hoàng có bày khung cửi cổ - chứng tích lịch sử của một làng nghề được tu sửa, nhưng vẫn lưu lại giá trị lịch sử. Ngoài ra, bên trong miếu thờ còn tái hiện mô hình nhỏ một khu chợ, để khách tham quan có thể tìm hiểu. Đồng thời, kề đó là một khu cửa hàng bày bán các sản phẩm để phục vụ khách tham quan.

Với diện mạo mới, nhưng làng lụa không mất đi giá trị vốn có của sản phẩm là sự mềm mịn, ống ả, ấm áp vào mùa đông và mát vào mùa hè. Để bắt kịp với nhu cầu của thời đại mới, những người làm lụa tại đây đã đầu tư máy móc thay cho dệt thủ công. Theo chia sẻ của bác Tỵ - một trong những người làm lụa của xưởng sản xuất lụa NguyễnVăn Mão, bác làm ở đây được 20 năm, mỗi ngày làm 7 giờ với tiền công 100.000 đồng/ngày. Do công việc cũng không thường xuyên cộng thêm chủ yếu sử dụng máy móc, nên làm việc cũng nhàn và nhanh hơn. Điểm nhấn của những tấm lụa đấy đó là họa văn trang trí rất đối xứng, đường nét luôn mềm mại.

Giờ đây, về với Vạn Phúc, du khách không chỉ mua được sản phẩm lụa tơ tằm chính hiệu mà còn được tham quan các cơ sở sản xuất tìm hiểu về quy trình sản xuất ra sản phẩm, trò chuyện cùng các nghệ nhân. Đây cũng là nét độc đáo nhằm giới thiệu quảng bá lụa Vạn Phúc – làng nghề hơn 1.000 năm tuổi đến với công chúng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vấn đề về việc truyền nghề cho người trẻ vẫn chưa thực sự tìm được lối đi cụ thể.   

                                                                                    Theo laodongthudo.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

81
Đang xem:
73.195.000
Tổng truy cập: