LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Trăn trở nghề điêu khắc than đá ở Vùng mỏ
(Ngày đăng: 25/02/2016   Lượt xem: 332)

Nghề điêu khắc than đá có lẽ chỉ có ở Quảng Ninh. Từ bàn tay và công cụ thô sơ, những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, mang đậm nét nghệ thuật, đặc trưng riêng của Vùng mỏ được tạo ra. Nhưng giờ đây, cái nghề này đang có nguy cơ mai một.

Cô lan
Cô Đặng Thị Lan, trú tại tổ 6, khu 2, phường Hồng Hải, TP Hạ Long đã có thâm niên hơn 22 năm trong nghề điêu khắc than đá.

Nghề riêng có của Vùng mỏ

Nghề chế tác mỹ nghệ than đá xuất hiện tại Vùng mỏ Quảng Ninh từ cuối thế kỷ 19 do người Pháp du nhập vào. Trước năm 1986, những người thợ tham gia vào hợp tác xã (HTX) Hồng Gai chuyên chế tác tranh, mỹ nghệ than đá. Sau khi hoạt động không hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được nên HTX bị giải thể năm 1986 và những người làm nghề tách riêng ra để kiếm kế sinh nhai. Đến nay cả tỉnh Quảng Nình còn khoảng gần 10 hộ gia đình còn làm nghề.

Than đá dùng để chế tác ra những tác phẩm nghệ thuật phải là than khối lớn có chất lượng tốt, than phải có độ đen đặc, trên bề mặt than không có những đường vân, mạch đứt gãy xuyên ngang dọc, được mua trực tiếp tại các khai trường hoặc của các thương lái. Sau đó, người thợ đem về xẻ nhỏ thành từng khối theo yêu cầu, hình dạng và kích cỡ chế tác.

00:00
00:00

Để làm ra được một sản phẩm than đá phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp. Đầu tiên là khâu nhập nguyên liệu, sau đó phải cưa than (cưa bằng tay) ra từng khối to nhỏ tùy theo kích cỡ sản phẩm, rồi dựa vào hình dạng mà căn hình, tạo hình trên bề mặt than, tiếp đến là tiến hành đục đẽo, gọt tỉa thành hình khối của sản phẩm và cuối cùng là đánh giấy ráp và mài bóng sản phẩm.

Một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc than đá được hoàn thành và đưa vào sử dụng đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, sức khỏe và long say mê với nghề. Một trong những khâu khó nhất của nghề điêu khắc là công đoạn căn chỉnh tạo hình trên bề mặt than bởi nếu không khéo thì than sẽ bị sứt, vỡ hoặc lệch hình.

Cô Đặng Thị Lan, trú tại tổ 6, khu 2, phường Hồng Hải, TP Hạ Long đã có thâm niên hơn 22 năm trong nghề điêu khắc than đá chia sẻ: “Làm nghề này yêu cầu người thợ phải khéo léo, tỉ mỉ và đặc biệt phải kiên trì, bởi để tạo ra được một tác phẩm than đá nghệ thuật phải trải qua rất nhiều công đoạn khó. Nhiều tác phẩm có kích thước to và hình dáng khó, yêu cầu phải bóc tách từng chi tiết nhỏ thì tập trung 2, 3 thợ làm cũng phải mất tới 1, 2 tháng mới xong”.

Nguy cơ mai một

Trải qua thời gian, nghề điêu khắc than đá đã trở thành nét đặc trưng riêng của con người Vùng mỏ. Những sản phẩm làm ra được dùng để trang trí, làm quà tặng, bán cho khách du lịch khi đến với Quảng Ninh…, nhưng hiện nay, chỉ còn khoảng gần chục gia đình giữ được “lửa nghề” để phát triển.

bình quyết
     Xưởng điêu khắc than đá của gia đình anh Nguyễn Tiến Quyết và chị Nguyễn Thị Thanh Bình là một trong số ít cơ sở điêu khắc than đá còn tồn tại.

Nằm sâu trong một ngõ nhỏ, thuộc tổ 3, khu 8, phường Hồng Hải, TP Hạ Long, xưởng điêu khắc than đá mỹ nghệ của gia đình anh Nguyễn Tiến Quyết và chị Nguyễn Thị Thanh Bình vẫn đều đều vang lên những tiếng cưa xẻ, mài đục, xen lẫn tiếng cười nói của những người thợ điêu khắc mặt lấm lem bụi than.

Anh Quyết chia sẻ: “Nghề điêu khắc than là nghề “cha truyền con nối” trong gia đình tôi. Khi tôi xây dựng gia đình, thì vợ chồng tôi cùng làm nghề này và vợ tôi đã đam mê lúc nào không biết. Tới nay gia đình đã làm nghề được 15 năm”.

Xưởng điêu khắc than của gia đình anh chị rộng chừng 60m2, với 6 người thợ làm (cả anh, chị). Xung quanh, nhiều hòn than chất ngổn ngang thành đống, cùng với đó là những dụng cụ đơn giản như: chiếc cưa tay, vài cái đục với các kích cỡ to nhỏ, dao gọt, máy hỗ trợ đánh ráp phục vụ cho công việc.

Nghề điêu khắc không phải ai cũng làm được và chịu gắn bó với nghề bởi sự nhem nhuốc, tỉ mỉ, tiếp xúc liên tục với bụi than, có khi cả ngày chỉ ngồi cưa than để tạo kích cỡ tác phẩm mà thu nhập bấp bênh chỉ khoảng 3-4 triệu/tháng. Vất vả là vậy nhưng những người thợ yêu nghề vẫn trụ lại và gắn bó với nghề, luôn cháy trong mình ngọn “lửa nghề” điêu khắc than từ xưa.

Chị Bình tâm sự: “Năm 2007, thành phố Hạ Long có dự án và đã thành lập Hội hàng thủ công mỹ nghệ TP Hạ Long, thu hút được hàng chục hộ làm nghề tham gia, nhưng 3 năm sau thì giải thể, bởi không có sự đầu tư, thị trường đầu ra không ổn định. Một số hộ đã bỏ nghề kiếm việc khác nhưng gia đình tôi vẫn hy vọng và tiếp tục theo nghề tới tận bây giờ”.

Với anh Quyết, chị Bình, sự lo lắng, trăn trở lớn nhất bay giờ là nghề điêu khắc than đang ngày càng bị mai một, thợ làm nghề cũng chỉ là nhất thời, khó kiếm được người thợ chịu gắn bó với nghề. Bên cạnh đó, trong gia đình anh chị, hiện tại cũng chưa có người kế cận truyền nghề. Nhà có 2 người con, biết làm nhưng không ai chịu theo nghề.

Mặc dù là nghề vất vả, cực nhọc nhưng với anh Quyết, chị Bình, họ luôn yêu nghề và muốn giữ gìn bản sắc của quê hương.

                                                                                           Theo baoquangninh.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

34
Đang xem:
72.658.345
Tổng truy cập: