LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Vạn Phúc - vẹn nguyên bài thơ tình lụa trắng: Bài 1 - Dệt 'chiếc áo mới'
(Ngày đăng: 16/02/2016   Lượt xem: 905)
Vạn Phúc là một trong những làng nghề quan trọng của Hà Nội không chỉ phát triển kinh tế mà còn là điểm tham quan du lịch làng nghề, mua sắm sản phẩm...

“Em về Vạn Phúc cùng anh/Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người”. Câu ca dao nhắc lại cho người về một thức vải quý hiếm, đã từng là vật phẩm cung tiến triều đình, thức vải đi vào thơ ca say đắm lòng người - lụa Hà Đông. Từ ngàn năm trước, lụa Hà Đông (hay lụa Vạn Phúc) đã nổi tiếng trong nước.

Vạn Phúc - vẹn nguyên bài thơ tình lụa trắng: Bài 1 - Dệt 'chiếc áo mới'

                          Làng lụa Vạn Phúc có truyền thống từ xa xưa. Ảnh: Thùy Linh/BNEWS.

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, làng lụa Vạn Phúc , nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, nơi sản sinh ra thứ vải lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng, đang thu hút du khách trong và nước tham quan khi đặt chân đến Thủ đô. Đây là một trong những làng nghề quan trọng của Hà Nội không chỉ phát triển kinh tế mà còn là điểm tham quan du lịch làng nghề, mua sắm sản phẩm...

Bài 1: Dệt “chiếc áo mới”

Ở đất Bắc, nhắc tới tơ lụa người ta nghĩ ngay đến lụa Hà Đông với làng lụa Vạn Phúc, nơi có nghề dệt lụa tơ tằm duy nhất 1.000 năm tuổi ở Việt Nam còn hoạt động đến ngày nay. Làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa với nhiều mẫu hoa văn cổ, đẹp và lâu đời bậc nhất, từng được chọn để may trang phục cho triều đình.

Làng Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại làng nghề. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây vẫn giữ được ổn định.

Vạn Phúc - vẹn nguyên bài thơ tình lụa trắng: Bài 1 - Dệt 'chiếc áo mới'

                          Nghề dệt lụa Vạn Phúc gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.

Một số gia đình chuyển hướng không làm nghề dệt nữa nên số lượng máy dệt có giảm đi so với lúc cao điểm nhưng một số gia đình, một số doanh nghiệp có điều kiện lại tăng máy sản xuất.

Có gia đình sắm tới gần 30 máy dệt, nhà ít nhất có một máy. Hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m² vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề (khoảng 27 tỷ đồng).

Theo một số chủ xưởng dệt, trong giai đoạn vừa qua, nghề dệt lụa Vạn Phúc gặp rất nhiều khó khăn. Người sản xuất lụa phải mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường, nguồn hàng và giá thành không ổn định, công nghệ xử lý nguyên liệu còn thấp.

Bên cạnh đó, còn phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc, giá thành rẻ hơn nên lụa Vạn Phúc cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng.

Nắm được những khó khăn của làng nghề đồng thời thực hiện chủ trương của thành phố khôi phục các làng nghề truyền thống, Quận ủy Hà Đông có đề án số 02 chỉ đạo phát triển về kinh doanh dịch vụ và thương mại, đặc biệt là phát triển khôi phục làng nghề truyền thống Vạn Phúc. Trong quá trình thực hiện, phường xây dựng kế hoạch số 55/2012 và kế hoạch 73/2014 cụ thể hóa về nội dung nhiệm vụ của đề án.

Đặt mục tiêu là ngoài duy trì các gian hàng hiện có được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là gian hàng chuẩn, phường còn giao cho Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc tham mưu, thành lập các doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND phường Vạn Phúc Nguyễn Văn Thủy cho biết, doanh nghiệp đầu tiên ra đời là Công ty cổ phần lụa Vạn Phúc quy tụ các thợ kỹ thuật và nghệ nhân có tay nghề cao tham gia thực hiện những giải pháp, kế hoạch 73 của phường.

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, phường đã có những chính sách ưu đãi đối với làng nghề như giao nhiệm vụ cho Ban Di tích cho Công ty mượn toàn bộ mặt bằng với khuôn viên rộng gần 500m² để làm khu sản xuất, trưng bày sản phẩm.

Bên cạnh việc nghiên cứu khôi phục mẫu sản phẩm cổ, Công ty có nhiệm vụ tiếp thị, giao lưu sản phẩm với các đơn vị sản xuất lụa trong và ngoài nước.

Vạn Phúc - vẹn nguyên bài thơ tình lụa trắng: Bài 1 - Dệt 'chiếc áo mới'

                                Cạnh tranh của lụa Vạn Phúc trong thời kỳ hội nhập. Ảnh: TTXVN

Mục tiêu chính của Công ty là kích cầu trong dân, nâng cao sản xuất, giải quyết vấn đề lao động việc làm, cung ứng sản phẩm để Công ty làm đầu mối tiếp thị. Trong quá trình thực hiện hợp đồng sản xuất, Công ty tư vấn cho các hộ gia đình sản xuất tuân thủ theo quy trình, chất lượng sản phẩm và tư vấn về kỹ thuật cho các hộ sản xuất.

Đồng thời, có trách nhiệm thu mua sản phẩm, yêu cầu các cơ sở phải có thương hiệu bản quyền cá nhân, đưa tên cơ sở hoặc hộ sản xuất vào sản phẩm để tạo sự cạnh tranh. Ngoài ra, Hiệp hội còn tham mưu, đào tạo, bồi dưỡng truyền nghề dệt lụa cho thế hệ sau.

Ngoài việc thành lập Công ty cổ phần, Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc cũng triển khai hoạt động cải tạo hệ thống cơ sở làng nghề, góp phần đẩy mạnh du lịch, thương mại. Hoạt động chung là giới thiệu về các sản phẩm của làng nghề, giới thiệu cho khách tham quan du lịch hiểu được quá trình sản xuất lụa qua 8 bước từ khâu kéo tơ cho đến hoàn chỉnh.

Hàng năm, Hiệp hội mở những lớp bồi dưỡng cho doanh nghiệp đang kinh doanh, nâng cao kỹ năng giao tiếp đối với khách hàng, quảng bá sản phẩm với khách tham quan du lịch. Đối với hộ sản xuất, Hiệp hội mở những lớp nâng cao kỹ thuật dệt, nâng cao kỹ thuật sửa chữa máy dệt.

Về quảng bá đưa sản phẩm lụa Vạn Phúc ra thế giới, ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cho biết, 3 năm gần đây, Hiệp hội Làng nghề lụa Vạn Phúc được học viện Mê Kông của Thái Lan mời sang dự hội thảo ngành dệt tơ tằm của các nước tiểu vùng sông Mê Kông, bao gồm 6 quốc gia gồm Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ngoài ra, Ban tổ chức còn mời thêm một số nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Australia…

Đây là cơ hội để Hiệp hội và các cơ sở học tập kinh nghiệm sản xuất tơ tằm của các nước, đơn cử như việc kết hợp một số nguyên vật liệu để tạo ra những sản phẩm tơ tằm mới lạ; mang sản phẩm của mình tham gia vào các hội chợ.

Cụ thể, như đầu năm 2015, Hiệp hội đã tham gia hội chợ ở Bangkok (Thái Lan), tháng 4 tham gia hội chợ ở Italy và tháng 9 tham gia ở Nga. Các sản phẩm trưng bày tại hội chợ đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với người tiêu dùng …

Làng lụa tơ tằm Vạn Phúc đang quy hoạch theo từng phân khu chức năng như khu sản xuất; khu kinh doanh; khu giới thiệu sản phẩm; khu phố ẩm thực; khu kinh doanh giới thiệu cây, sinh vật cảnh, đồ cổ.

Bên cạnh đó, làng lụa cũng chú trọng điểm du lịch tâm linh đền chùa, đền Chủ tịch và các anh hùng liệt sĩ, miếu thành Hoàng. Đặc biệt là khu nhà lưu niệm của Hồ Chủ tịch, nơi năm 1946, Bác đã ở đây 16 ngày đêm để viết lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành phố, dự án cải tạo, chỉnh trang với tổng kinh phí trên 40 tỷ đồng thuộc ngân sách nhà nước đang trong giai đoạn cuối cùng để thẩm định, dự kiến đến tháng 12/2016 sẽ hoàn thành để tổ chức kỷ niệm 70 năm Bác đặt chân đến nơi đây.

Cùng với việc quy hoạch theo từng phân khu chức năng, phường Vạn Phúc cũng đang đề nghị quận cho chủ trương để khôi phục lại kiến trúc cổ, tuyến phố cổ, nhà cổ, trục phố nghề từ cổng làng, lát gạch trở lại tuyến đường chính ngày xưa.

Với truyền thống lịch sử lâu đời, là một trong những điểm du lịch làng nghề của Việt Nam, làng lụa Vạn Phúc đang từng bước thay đổi mạnh mẽ để đưa sản phẩm cạnh tranh với thế giới nhưng vẫn giữ gìn những bản sắc, văn hóa riêng của dân tộc.

                                                                                 Theo bnews.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

33
Đang xem:
72.647.791
Tổng truy cập: