LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Tất bật khung cảnh làng nghề truyền thống vào vụ Tết
(Ngày đăng: 03/02/2016   Lượt xem: 783)
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, các hộ gia đình tại làng nghề truyền thống này lại phải thuê thêm 4 đến 5 nhân công phụ giúp mới đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng.

Chỉ chưa đầy 10 ngày nữa là đến tết Nguyên đán, các làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên - Huế, lại thêm hối hả và tất bật với công việc để làm ra các sản phẩm phục vụ cho ngày tết.

Làng nghề làm mứt và bánh in truyền thống ở phường Kim Long, TP Huế (Thừa Thiên - Huế), vốn nổi tiếng từ lâu bởi cái vị thơm ngon và đặc trưng riêng của nó. Ngôi làng nằm nép mình bên dòng sông Hương thơ mộng nhưng vào những ngày này, trái ngược với khung cảnh nơi đây, người người nhà nhà nhộn nhịp đón thương lái, khách hàng đến mua hàng.

Tất bật khung cảnh làng nghề truyền thống vào vụ Tết - Ảnh 1

Chủ các cơ sở phải mướn thêm nhân công để làm cho kịp đáp ứng nhu cầu khách hàng dịp tết.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, chủ một cơ sở làm mứt gừng nổi tiếng ở Kim Long cho biết: “Mứt gừng của Huế nổi tiếng bởi mùi thơm phức và vị cay nồng, đặc biệt hơn mứt ở các nơi khác cung ứng về. Và thời gian làm mứt tết bắt đầu từ đầu tháng Chạp âm lịch. Theo đó, vào những ngày này các cơ sở làm mứt ở làng Kim Long luôn đỏ rực lửa và họ phải mướn thêm nhân công để làm cho kịp cung cấp ra thị trường bán tết”.

Tất bật khung cảnh làng nghề truyền thống vào vụ Tết - Ảnh 2

                                       Những mẻ mứt sau khi được nấu với đường và để ráo.

Được biết, mỗi ngày gia đình bà chế biến được khoảng 1 tạ mứt, còn mỗi vụ thì sản xuất được từ 6 đến 7 tấn. Mứt gừng Kim Long không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn đi các tỉnh lân cận như: Quảng Bình, Quảng Trị và thậm chí khắp cả nước.

"So với mọi năm thì năm nay giá mứt thấp hơn từ 60 đến 70.000 đồng/kg. Do thị trường có nhiều biến động và ngày càng có nhiều cơ sở trong và ngoài tỉnh sản xuất nên giá mứt cũng thay đổi theo, khó bán hơn", bà Nguyệt chia sẻ.

Tất bật khung cảnh làng nghề truyền thống vào vụ Tết - Ảnh 3

                       Mứt được đóng gói cẩn thận để đưa đến các sơ sở bán trên thị trường.

Theo ông Phan Duy Mảng, Phó Chủ tịch UBND phường Kim Long (TP Huế): “Hiện trên địa bàn phường còn 6 cơ sở làm mứt gừng và nghề làm mứt đang dần bị mai một. Trước tình hình này, lãnh đạo UBND phường đã nhiều lần đến các cơ sở động viên và hướng dẫn tuyên truyền cho bà con để quảng bá sản phẩm trên trang thông tin điện tử của phường. Để làm được điều này, UBND phường đã có chính sách cho vay vốn khi người dân có nhu cầu, tạo điều kiện gìn giữ và gắn bó phát triển làng nghề".

Ngoài thương hiệu nổi tiếng mứt gừng, ở làng Kim Long hiện vẫn gắn bó và giữ nghề bánh in với 2 cơ sở lớn đang hối hả sản xuất bánh để kịp cung ứng ra thị trường.

Bà Mai Thị Tâm, chủ cơ sở hiệu bánh Kim Phụng cho hay: “Gia đình bà làm bánh đã gần 20 năm nay. Cứ vào dịp tết để kịp làm bánh phục vụ khách hàng, bà phải mướn thêm 4 đến 5 nhân công nữa. Làm cái nghề này vất vả lắm, phải làm nhiều công đoạn từ nấu đậu, đánh bột, giã bột cho đến in và sấy, gói bánh nên chủ yếu lấy công làm lời”.

Tất bật khung cảnh làng nghề truyền thống vào vụ Tết - Ảnh 4

                           Vào vụ tết các cơ sở làm bánh in trở nên hối hả hơn, nhộn nhịp hơn.

Tương tự, chủ cơ sở hiệu bánh Kim Liên, bà Hồ Thị Liên cho hay: “Một ngày làm việc của bà bắt đầu từ 6 giờ sáng và kết thúc lúc 1 đến 2 giờ sáng ngày hôm sau. Với quãng thời gian như vậy, mỗi ngày cơ sở của bà sản xuất được 500 cái, và cứ mỗi vụ tết gia đình bà thu nhập trên 100.000.000 đồng”.

Được biết, bánh in dùng chủ yếu trong thờ cúng tổ tiên. Trên bàn thờ ngày Tết, nó được xếp ngang hàng với bánh tét, bánh chưng và là thứ không thể thiếu đối với người Huế.

Tất bật khung cảnh làng nghề truyền thống vào vụ Tết - Ảnh 5

Bánh được kết thành tháp phục vụ cho thờ cúng Phật và bàn thờ tổ tiên với nhiều màu sắc rực rỡ rất bắt mắt.

Do nhu cầu của thị trường, những năm gần đây bánh in cũng đa dạng hơn với các loại như bánh xen, bánh nếp, bánh tháp. Và “bí quyết” để thu hút người mua là bánh sẽ được gói cẩn thận trong giấy với nhiều màu sắc rực rỡ và được sắp xếp rất bắt mắt.

Đặc biệt, làm bánh này rất trang trọng, những phụ nữ gặp ngày “đèn đỏ”, đi thăm đám tang và thăm người sinh đẻ đều không được tham gia vào “đội quân” làm bánh.

Tất bật khung cảnh làng nghề truyền thống vào vụ Tết - Ảnh 6

                                              Bánh đã được gói chuẩn bị nhập ra thị trường.

Những năm gần đây, nhịp sống ngày càng hối hả, ở siêu thị và chợ búa tràn ngập mứt và bánh kẹo đủ loại để phục tết Nguyên đán, nhưng bánh in và mức gừng xứ Huế vẫn có chỗ đứng trên thị trường.

                                                                                 Theo doisongphapluat.com

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.686.292
Tổng truy cập: