LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Làng tranh Đông Hồ nhộn nhịp mùa… hàng mã
(Ngày đăng: 09/02/2015   Lượt xem: 1148)
Làng Đông Hồ (Bắc Ninh) từ lâu nổi tiếng với nghề làm tranh nhưng đến nay hầu hết các hộ đều chuyển sang làm hàng mã.

Nghề làm tranh Đông Hồ có từ hàng trăm năm trước còn nghề hàng mã mới xuất hiện được vài chục năm nay. Do tranh Đông Hồ ngày càng được ít người ưa chuộng nên hiện nay chỉ còn một số nhà duy trì nghề tranh như gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Hữu Sam… còn các hộ khác trong làng đều chuyển sang làm hàng mã,

Xe máy chất đầy hàng mã lưu thông trên đường làng
Về Song Hồ thời điểm này thấy rõ không khí bận rộn của một làng nghề với hàng trăm xe ô tô chở hàng các loại để phân phối đi khắp các tỉnh, thành như: Hà Nội, Bắc Giang, Nam Định, Hải Phòng, Cao Bằng… Khắp làng, nhà nào cũng chất đầy các loại giấy màu, bìa cứng, nan tre…

Mỗi hộ chuyên cung cấp một mặt hàng riêng biệt như: quần áo, giày dép, voi, ngựa, thuyền rồng, tiền vàng… Các năm gần đây, do nhu cầu của xã hội nên nhiều gia đình còn sản xuất ô tô, xe máy, điện thoại, vô tuyến… với mẫu mã vô cùng bắt mắt.

Ông Nguyễn Thiện Nghinh (chủ cơ sở Nghinh Viết) chuyên làm thuyền rồng chia sẻ: “Mẫu mã năm nay không có nhiều thay đổi so với các năm trước, giá cả dao động từ 13.000 - 20.000 đồng/chiếc thuyền. Các hộ buôn nhỏ lẻ khi nhập hàng về, giá bán có thể lên tới 50.000 đồng/chiếc”.

Nghề làm hàng mã diễn ra quanh năm nhưng tất bật nhất vào dịp rằm tháng Bảy và Tết nguyên đán. Vào vụ, mỗi gia đình có thể sản xuất được vài trăm tới hàng ngàn bộ mũ áo ông Công, ông Táo, tiền vàng các loại. Mỗi hộ sản xuất đều tận dụng nhân lực của gia đình để kiếm thêm thu nhập. Gia đình ông Ngọ (49 tuổi) chuyên sản xuất voi, ngựa cho biết: “Mặt hàng này chạy nhất vào dịp đầu năm bởi khi đó nhiều khách hàng có nhu cầu “mở phủ”. Giá mỗi “ông” ngựa, voi loại nhỏ là 150.000 đồng, loại to là 250.000 đồng. Tận dụng hết nhân lực trong nhà, mỗi tháng gia đình tôi kiếm thêm được 1.000.000 – 2.000.000 đồng”.

Nhờ sự phát triển và ngày càng chiếm ưu thế của nghề hàng mã mà cuộc sống của người dân nơi đây được cải thiện nhanh chóng. Do đó, hiện nay làng Đông Hồ được nhắc tới như một “đại công xưởng” sản xuất hàng mã có quy mô lớn nhất nhì cả nước thay vì nghề làm tranh dân gian nổi tiếng trước kia.

Mũ ông Công, ông Táo được phơi đầy đường làng với đủ kích thước và màu sắc.
Thợ quét phẩm màu lên khoảng 3000 chiếc mũ ông Công, ông Táo kiếm được 100.000 – 120.000 đồng.
Ông Ngọ đang trang trí phần đầu ngựa.
Các “ông” voi, ngựa có màu sắc bắt mắt.
Các khâu cắt, dán, trang trí vẫn chủ yếu được làm thủ công.
Các cụ già trong lúc nông nhàn cũng phụ giúp con cháu hoặc nhận việc về làm thêm.
Ông Nguyễn Thiện Nghinh vừa hoàn thiện xong một chiếc thuyền rồng.  

Xưởng Quang Lan đã có 18 năm trong nghề làm hàng mã với mặt hàng chủ yếu là giày dép. Vào mùa, mỗi ngày cơ sở này làm được khoảng 300 đôi giày với giá 1.000 đồng/đôi.
Hàng hóa được đóng gói cẩn thận để chuẩn bị giao cho khách hàng.
Ô tô chở hàng sang các tỉnh, thành khác để tiêu thụ.
Theo : vov.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.687.549
Tổng truy cập: