LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Người hồi sinh cho những con tàu trên biển
(Ngày đăng: 26/06/2012   Lượt xem: 778)

Nói đến việc hồi sinh cho những con tàu hư hỏng, ngư dân Quảng Ngãi, Khánh Hòa và cán bộ chiến sĩ đảo Đá Tây luôn nhắc về ông. Họ bảo, nếu bà con ngư dân đi đánh bắt cá ở khu vực đảo Đá Tây không được ông giúp đỡ những lúc tàu của họ bị hư hỏng, thì chỉ trở về tay trắng và sạt nghiệp. Và đã từ lâu ông được cán bộ chiến sĩ đảo Đá Tây A,B,C gọi một cái tên trìu mến "Người hùng trên đảo Đá Tây”.

Nói đến việc hồi sinh cho những con tàu hư hỏng, ngư dân Quảng Ngãi, Khánh Hòa và cán bộ chiến sĩ đảo Đá Tây luôn nhắc về ông. Họ bảo, nếu bà con ngư dân đi đánh bắt cá ở khu vực đảo Đá Tây không được ông giúp đỡ những lúc tàu của họ bị hư hỏng, thì chỉ trở về tay trắng và sạt nghiệp. Và đã từ lâu ông được cán bộ chiến sĩ đảo Đá Tây A,B,C gọi một cái tên trìu mến "Người hùng trên đảo Đá Tây”.



Niềm vui của người thợ

Ông là Mai Khả Dục, thợ sửa máy tàu ở Công ty khai thác dịch vụ hải sản Biển Đông. Lần đầu tiên gặp tôi không tin ông mới 42 tuổi. Quanh năm lăn lộn với biển cả khiến ông già hơn tuổi rất nhiều. Ông Dục bảo: "Người thợ sửa máy tàu cả ngày lầm lũi dưới hầm sâu, nên không có khái niệm về thời gian không gian. Cứ nghe tin ghe tàu của bà con ngư dân hư hỏng là bất kể ngày đêm tôi đều có mặt. Mình vất vả một chút nhưng bù lại bà con lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí vì ở trên biển một ngày là tốn cả trăm triệu đồng. Nghề sửa máy tàu cực nhọc, nhưng mỗi con tàu sửa thành công, nhìn bà con phấn khởi trở về đất liền, niềm vui của tôi như được nhân lên gấp bội”.

"Thợ máy tàu” là từ dùng để chỉ những người chuyên làm việc trong những hầm tàu. Nhiều người quan niệm "thợ sửa máy tàu” lúc nào tiền cũng ăm ắp trong túi, nhưng họ không thể hiểu, để có chừng 6-8 triệu đồng/tháng, ông Dục phải làm việc trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Bám quanh người ông là mùi hôi của xăng, không gian ngột ngạt của hầm máy. Ở tận đáy con tàu tối tăm, ông Dục phải lần mò vặn từng con ốc, ráp các bộ phận trong điều kiện tàu chao đảo mạnh.

Làm việc trong điều kiện cực nhọc như thế, nhưng với ông đó lại là niềm vui, nhất là mỗi khi tiếng máy tàu của ngư dân giòn giã vang lên sau nhiều giờ chết ngấm. Ông Dục chia sẻ: "Đây vừa là trách nhiệm của Công ty Khai thác dịch vụ biển Đông, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bà con ngư dân trên biển”.

Ông Dục kể, trong nhiều lần cứu tàu, có một lần ông không thể nào quên được, đó tháng 12 năm 2011. Đêm ấy, hơn 1 giờ sáng, ông và đồng nghiệp nhận được tín hiệu cấp cứu của một tàu ngư dân. Giữa đêm tối mịt mùng sóng gió cấp 8 cấp 9, ông và đồng nghiệp nhanh chóng cho tàu cơ động về vị trí cấp cứu, tiếp cận tàu dân trong tình trạng máy vỡ, nước tràn vào khoang giữa, tàu có nguy cơ chìm. Không kịp hỏi han, ông lao luôn xuống hầm máy. Hơn 4 giờ hì hục, tiếng máy tàu giòn giã vang lên khiến những ngư dân như vỡ òa niềm vui. Ra khơi đánh bắt bao ngày, sự mong mỏi trở về với gia đình khắc đậm trên từng gương mặt, tàu được sửa chữa kịp thời khiến họ như không thể kìm nén cảm xúc.

Tàu VT-04953 của ông Trần Văn E, (quen gọi là ông Tư) ở cảng Cát Lở - Vũng Tàu, đã được ông Dục "cấp cứu” kịp thời trong một lần hư hỏng nặng khi đánh bắt ở vùng biển đảo Đá Lát. Ông Tư kể: "Ngoài đảo khi hỏng máy tàu, nếu không có người thợ như ông Dục chúng tôi chỉ còn cách là nhờ ghe của người khác kéo về bờ, tốn kém ít nhất từ 200-300 triệu đồng, chưa kể hàng trăm triệu đồng mua đá lạnh, và các vật dụng khác trước khi tàu ra khơi”.

…Và khi biển là nhà

Tôi gặp ông Dục ở đảo Đá Tây A trong lần đoàn "góp đá xây Trường Sa” đến đây khánh thành nhà ở lâu bền. Mắt ông rưng rưng khi được tặng chiếc áo "góp đá xây Trường Sa”, ông nhìn ngôi nhà ở lâu bền mới được khánh thành rồi lại nhìn ra biển, nơi con tàu của ông và đồng đội ngày đêm lênh đênh trên biển cứu dân. Ông Dục bảo: "Đời tôi gắn liền với biển đảo và ngư trường. Tuy vợ con ở tận quê xa, nhưng cứ về thăm được dăm bữa nửa tháng là tôi lại nhớ biển nên bà xã thường đùa, nhớ biển hơn nhớ vợ con rồi”. Năm nay các anh đã cứu được bao nhiêu ghe tàu của ngư dân hỏng hóc rồi. Từ đầu năm đến giờ chữa được 12 chiếc. Các ghe tàu của bà con ngư dân khi hỏng hóc chủ yếu là hư lốc máy. Giữa biển khơi, nếu bị bo lốc máy thì chỉ có nước thả trôi chờ cứu chứ không còn cách nào khác.

Ông Dục sinh ra ở vùng quê nghèo xã Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1989, ông lên đường nhập ngũ. Sau những tháng ngày huấn luyện ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang), ông được cử đi học sửa chữa máy tàu ở Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân Sài Gòn. Ông Dục vào Đoàn vận tải Trường Sa 955 công tác từ năm 1991. Đảo đầu tiên ông đặt chân đến là Nam Yết, sau đó là Sinh Tồn, rồi về Đá Tây. Ông đã nói với chúng tôi trước lúc chia tay, "tôi quyết định cả đời gắn bó với nghề thợ sửa máy tàu ở đảo Đá Tây cũng là muốn góp một phần sức nhỏ bé của mình cùng bà con ngư dân và lính đảo trong việc bảo vệ, khai thác giữ gìn chủ quyền của Tổ quốc”.
Theo baomoi
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

38
Đang xem:
72.638.477
Tổng truy cập: