LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Nỗi đau "tê lòng" ở làng nghề Hậu Ái
(Ngày đăng: 09/09/2013   Lượt xem: 501)
Chị Tuyến bùi ngùi bên ông tiến sĩ giấy còn “ế” lại từ năm ngoái

Không như những năm trước, thời gian này về làng nghề chuyên làm đồ chơi trung thu Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội không còn nghe thấy những tiếng chẻ nứa, vót nan, tiếng cười nói của những người làm nghề nữa. Thay vào đó là không khí im ắng đến tê lòng.

Đâu rồi không khí rộn ràng?.

Trước kia, khi cả làng còn làm nghề, cứ mỗi độ Trung thu về không khí làng nghề lại tràn ngập các ngõ xóm từ những ngày đầu tháng 6 âm lịch. Nhà nhà chuẩn bị tre, nứa và làm ròng rã như vậy cho đến ngày rằm tháng 8 mới kết thúc.

Nhưng nay, cả làng chỉ còn duy nhất nhà chị Nguyễn Thị Tuyến theo nghề, nên không khí làng nghề mất hẳn đi không khí rộn ràng.

Khoảng 10 năm về trước, cứ gần đến mùa Trung thu, gia đình tôi luôn nhộn nhịp tiếng chẻ nứa, vót nan, keo, giấy đầy nhà từ nhiều tháng trước mới kịp đơn hàng. Hơn hai tháng cho một vụ, gia đình chị thu nhập được chừng từ 5 - 6 triệu đồng với 2 người làm chính cùng 4 - 5 người phụ. Càng cận kề ngày cuối vụ, gia đình càng vất vả, có khi làm đến tận 12g đêm mới dám nghỉ, chị Tuyến cho biết.

Mấy năm gần đây, không khí rộn ràng đó đã không còn nữa. Đặc biệt là năm nay, dù đã cận kề ngày rằm, nhưng không khí làm hàng vẫn im ắng, trống trải. Nguyên liệu làm nghề thường được gia đình chị chọn lựa rất cẩn trọng. Tre, nứa làm khung, làm nọng phải mềm, dẻo; giấy màu dán bọc phải là giấy nhuộm tự nhiên; còn keo dán phải dùng bột trân châu, loại bột thường để nấu chè, không có độc tố để nhỡ dính phải cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Năm nay, một chiếc đèn ông sao và ông Tiến sĩ giấy truyền thống do gia đình chị làm vẫn giữ giá như năm ngoái là 25.000 đồng/chiếc.

Đầu rồng, trống ếch, đèn lồng, đèn ông sao, ông tiến sĩ... từng là những món quà không thể thiếu đối với trẻ em mỗi độ tết trung thu, cũng là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người dân Việt Nam.

Giờ đây, thay vào đó là đồ chơi ngoại nhập với nhiều màu sắc bắt mắt hơn, đa dạng hơn, khiến những sản phẩm của làng giờ chẳng còn ai đoái hoài tới.

Những năm trước, các mặt hàng truyền thống của làng chủ yếu được bày bán ở ngoài chợ. Lúc đó, cả chợ tấp nập, đông vui. Gần chục năm trở lại đây, hàng Trung Quốc “đổ bộ” vào nhiều khiến trẻ em không còn thiết tha với đồ chơi truyền thống, nên những món đồ của làng mang ra chợ không còn nữa. Một mặt là không có người làm, một mặt bán không mấy người mua, chị Tuyến ngậm ngùi nói.

Về đâu làng nghề?

Khi được hỏi về người nối nghiệp, chị Tuyến rất buồn bởi có 4 người con nhưng đứa nào cũng “giẫy nảy” lên khi nói về nghề làm đồ chơi dân gian. Hàng năm, cứ chuẩn bị đến vụ là chúng nó buồn bã vì phải làm cùng bố, mẹ. Bởi làm nghề này ngồi nhiều đau lưng và mờ mắt, thu nhập thì thấp”, chị Tuyến cho biết.



Mặc dù, nghề truyền thống này đã gắn bó với gia đình 4 thế hệ, nhưng có lẽ chỉ được hết đời chị bởi các con không muốn kế nghiệp. Mình tâm huyết, nhưng không thể bắt ép con cái tiếp nối nghề mà nó không thích.

Tuy thu nhập không đáng bao nhiêu lại vất vả. Nhưng mỗi khi thấy các cháu nhỏ vui vẻ, say mê với đồ chơi truyền thống là tôi vui lắm, cảm thấy có động lực và càng yêu nghề này hơn.

Trong cuộc đời làm nghề của mình, chị thích nhất khi nói về ông tiến sĩ giấy. Với chiếc đèn hình ông tiến sĩ này, trẻ con chơi xong có thể đặt ở bàn học để nhắc nhở mình phấn đấu. Đồ chơi tuy mộc mạc nhưng nhiều ý nghĩa.

Nói về khó khăn của mặt hàng truyền thống, chị Tuyến cho biết: nhân lực chính là một phần nguyên nhân. Cả làng bỏ nghề vì thu nhập thấp, lại vất vả. Thêm nữa, vì là đồ chơi truyền thống làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công rất tỉ mỉ và nhiều việc lặt vặt dễ chán, nên người ta đã tìm đến những công việc cho thu nhập cao và gọn gàng hơn.

Mặt khác, sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại, phù hợp với túi tiền và sở thích của trẻ nhỏ chính là điểm hấp dẫn của đồ chơi Trung Quốc. Không còn nhiều không gian tồn tại cũng là một trong những lý do khiến đồ chơi trung thu truyền thống mai một.

Trước đây, làng nào, xã nào cũng tổ chức cho thiếu nhi rước đèn, phá cỗ đêm rằm Trung thu. Nhưng hiện nay, ở không ít địa phương, đêm hội trung thu chỉ còn trong ký ức qua câu chuyện kể của bà, của mẹ. Niềm háo hức của các em nhỏ với đèn ông sao, ông đánh gậy, ông tiến sĩ…. cũng không còn mãnh liệt như trước.

Box: Ghi nhận của chúng tôi tại những tuyến phố Lương Văn Can, Hàng Mã  (Hà Nội) và các cửa hàng đồ chơi trẻ em, những ngày này đã bày la liệt  đồ chơi Trung Quốc: xanh, đỏ, tím, vàng vô cùng bắt mắt. Nhưng tìm mỏi mắt cũng không ra đèn ông sao, ông đánh gậy, tiến sĩ giấy… một thời làm háo hức bao thế hệ trẻ em ngày xưa.
                                                                                                  Theo: Tamnhin
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

28
Đang xem:
72.657.930
Tổng truy cập: