Tin tức nổi bật
“Phù thuỷ” của mây tre
(Ngày đăng: 26/04/2013   Lượt xem: 1456)

Một gia đình ba thế hệ được phong tặng nghệ nhân

Người nghệ nhân có duyên với các giải thưởng

Căn nhà giản dị Nguyễn Văn Tĩnh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) được trưng bày rất nhiều sản phẩm mây tre đan độc đáo cùng rất nhiều bằng khen, giấy chứng nhận thành tích của ông.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh sinh năm 1964, được tiếp xúc với nghề đan mây tre từ nhỏ. Thân sinh ông là cụ Nguyễn Văn Khiếu cũng là nghệ nhân nức danh với nhiều cống hiến cho nghệ thuật mây tre đan. Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, không chỉ kế tục những tinh hoa các lối đan truyền thống của cha ông mà còn kết hợp khả năng tìm tòi, sáng tạo cùng bàn tay khéo léo của mình, ông đã làm ra nhiều sản phẩm tinh tế và rất có giá trị. Từ những sợi mây, ống tre, ông đã tạo ra nhiều vật dụng sinh động, thiết thực và có tính nghệ thuật cao như chao đèn, túi, khay, giỏ, những vật dụng trang trí...


Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh


Các tác phẩm do ông sáng tạo luôn mới mẻ, đa dạng lại có độ bền cao. Để có được một sản phẩm ưng ý, ông đã thử nghiệm rất nhiều lần với nhiều cách khác nhau, từ lối đan cho đến cách ngâm để tạo màu. Với ông, mỗi chi tiết trên sản phẩm đều phải được trau chuốt tỉ mỉ, cẩn thận. Chính vì tính cầu toàn như thế mà các sản phẩm của ông luôn được giới sành chơi cũng như du khách quốc tế ưa chuộng.

Hơn 40 năm tuổi nghề, ông đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng lớn nhỏ như huy chương vàng Hội thi làng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 1987; “Bàn tay vàng” năm 1999 của Hội đồng Trung ương liên minh Hợp tác xã Việt Nam, giải thưởng thiết kế hàng thủ công của Bộ NN & PTNT; và giải thưởng Festival Huế 2003, 2004, giải nhất và cúp vàng sáng tạo Golden do Bộ NN & PTNT tổ chức năm 2006, Giải Nhất cuộc thi Sản phẩm thủ công năm 2008...

Làng Phú Nghĩa có 20 người được phong tặng là nghệ nhân của Việt Nam trong đó, vinh dự nhất là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh khi có 3 thế hệ trong một gia đình được phong tặng danh hiệu nghệ nhân.

Từ đời ông là nghệ nhân Nguyễn Văn Khiếu, cụ đã tạo ra nhiều sản phẩm tuyệt tác với những lối đan hết sức sáng tạo, nổi tiếng nhất là tượng Bác Hồ bằng mây tre chỉ với 2 màu đen và trắng. Lối đan này đã được nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh kế tục và phát triển thêm với những sản phẩm rất tinh xảo.




Nghề đan mây tre của ông Tĩnh còn tiếp tục truyền đến đời con. Người con trai Nguyễn Phương Quang đã làm rạng danh gia đình và làng Phú Vinh với sản phẩm “Bình sen mây” cực kì tinh xảo có chiều cao tới 4,1m, đường kính 1,5m, tổng trọng lượng là 120kg được vinh danh trong Kỉ lục Guiness Việt Nam năm 2009 và trưng bày tại Đại lễ hội kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Ở tuổi 28, anh đã trở thành nghệ nhân trẻ tuổi nhất từ trước đến nay của làng Phú Nghĩa.

Hiện tại, cha con nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh đã thành lập công ty TNHH Việt Quang. Các sản phẩm của công ty không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà đã và đang chinh phục các thị trường nước ngoài như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Ý và cả thị trường “khó tính” Nhật Bản.

Những trăn trở về nghề

Làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa là một trong những làng nghề lâu đời nhất của Việt Nam. Thế nhưng, trong cơn lốc hiện đại hoá và cộng thêm sự khó khăn của nền kinh tế đất nước, làng nghề mây tre không còn lớn mạnh được như trước nữa. Nếu như trước đây nhà nào cũng theo nghề, thì đến nay con số hộ gắn bó với nghề đang giảm đi trông thấy. Bởi lẽ, cái nghề này càng ngày càng khó nuôi sống được gia đình họ.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh tâm sự: “Mong muốn tột bậc nhất của người nghệ nhân là được say hết mình với nghề. Đó là khi sản phẩm của mình được cả xã hội nâng niu, trân trọng. Khi đó sẽ là động lực để họ tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo hơn nữa”.

Tuy nhiên, những người nghệ nhân làng mây tre đan nói chung và nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh nói riêng đang phải đối mặt với những nguy cơ về thị trường tiêu thụ khi thị hiếu của người dân đang có xu hướng chuyển sang các sản phẩm công nghiệp khác, trong khi, chính sách bảo tồn làng nghề chưa thực sự tạo điều kiện để khôi phục lại sức sống cho làng nghề mây tre đan./.

                                                                                                Theo: VOV
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
73.189.485
Tổng truy cập: