Tin tức nổi bật
GS.TS Ngô Đức Thịnh: “Quan trọng là nghệ nhân cảm thấy mình được trân trọng”
(Ngày đăng: 18/04/2013   Lượt xem: 1099)
GS.TS Ngô Đức Thịnh: “Quan trọng là nghệ nhân cảm thấy mình được trân trọng”
Các nghệ nhân ca trù Vũ Văn Hồng, Nguyễn Thị Sinh, Nguyễn Phú Đẹ đều ở tuổi ngoài 90... liệu có cơ hội ghi lại ngón đàn, tiếng hát để truyền cho thế hệ mai sau?

Trước những ý kiến còn chưa thống nhất, băn khoăn về Nghị định quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình thủ tục xét tặng NNND, NNƯT, LĐCT đã có cuộc trao đổi với GS.TS Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, GĐ trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng VN.

Ông Thịnh khẳng định: Tôn vinh các nghệ nhân là việc làm cần thiết, bởi qua đó, nghệ nhân thấy được sự trân trọng của cộng đồng đối với họ, từ đó, họ hào hứng hơn trong việc đóng góp công sức của mình để bảo tồn di sản...

Thưa ông, còn nhiều ý kiến băn khoăn về thủ tục có phần “nhiêu khê” của quy trình để được tôn vinh. Nên chăng, đối với các nghệ nhân dân gian cần có những quy trình giản đơn hơn, ví dụ thông qua một tổ chức chuyên ngành nào đó để giới thiệu và hoàn thiện hồ sơ giúp nghệ nhân?

- Việc phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú; nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, thấy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú... ở ta lâu nay đều có quy định về việc người trong đối tượng được phong tặng phải có trình bày về những đóng góp, thành tích của mình. Đây là một thủ tục thông thường, vì các cấp hội đồng xét duyệt muốn có  quyết định phong tặng thì phải dựa trên hồ sơ của mỗi cá nhân. Hơn nữa, ở góc độ nào đó, đây cũng là quyền lợi của mỗi cá nhân được phong tặng. Do vậy, việc cá nhân tự làm đơn là hoàn toàn hợp lý. Điều này cũng để tránh trường hợp có người từ chối giải thưởng, từ chối danh hiệu như đã từng xảy ra. Tuy nhiên, tôi cũng thấy rằng, đối với nghệ nhân - là đối tượng có những đặc thù riêng - cũng nên có sự phối hợp với một số tổ chức nào đó, như Hội Văn nghệ Dân gian hay đại diện một cộng đồng địa phương chẳng hạn, để giúp giới thiệu, làm hồ sơ cho các nghệ nhân không có điều kiện (ở xa, không biết chữ...).

Sau sự “ra đi” của nghệ nhân Hà Thị Cầu, một trong những điều kỳ vọng ở nghệ nhân (và cũng là mong muốn ở các nhà nghiên cứu văn hóa) là chế độ đãi ngộ xứng đáng với những công lao, đóng góp truyền nghề của họ. Vậy nhưng, trong Nghị định này quyền lợi của người được phong tặng rất chung chung...

- Cách đây vài thập kỷ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã phong tặng nghệ nhân của họ danh hiệu “Báu vật quốc gia” và có chế độ đãi ngộ rất cao. Nhưng hiện nay, rất nhiều người không đồng tình với chính sách này. Ngay cả UNESCO cũng không tán thành với cách gọi này cũng như phương án đãi ngộ như của Hàn Quốc và Nhật Bản. Họ cho rằng, chính quyền chỉ nên (và phải) tạo điều kiện cho họ có cuộc sống tốt hơn bằng chính sự đóng góp của họ đối với xã hội, thông qua việc hành nghề (biểu diễn, gìn giữ) hoặc truyền dạy. Trong cuộc họp lấy ý kiến cho dự thảo nghị định, Hội đồng Di sản quốc gia cũng thống nhất với quan niệm này của UNESCO, bởi ở một góc độ nào đó, đôi khi, chế độ đãi ngộ cao lại làm lu mờ đi năng lực truyền nghề của nghệ nhân. Tuy nhiên, đối với những nghệ nhân ở mức tuổi nào đó thì nên có chế độ bảo hiểm y tế.

Thưa ông, điều này thật khó bởi nó liên quan đến chính sách phát triển văn hóa ở từng địa phương - nơi nghệ nhân sinh sống. Rất nhiều nghệ nhân hiện đang âm thầm gìn giữ, truyền dạy chứ không được địa phương tổ chức lớp?

- Đúng, thực tế là nhiều địa phương còn thờ ơ với những vốn di sản văn hóa phi vật thể. Tôi từng chứng kiến một nghệ nhân Tây Nguyên đã 79 tuổi nhưng có thể hát sử thi 54 giờ liền một cách trôi chảy. Thế nhưng, huyện lỵ chỉ cách nơi nghệ nhân sống khoảng 5-6 km, vậy mà lãnh đạo không hề biết trên địa bàn mình có “báu vật” như vậy. Tôi nghĩ, việc tôn vinh các nghệ nhân quan trọng ở chỗ mang lại cho họ một đời sống tinh thần tốt hơn, bởi chắc chắn, sau khi được tôn vinh, cộng đồng và địa phương sẽ quan tâm đến họ hơn.

- Xin cảm ơn ông!
                                                                                          
                                                                                    
      Theo: Lao Động

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

24
Đang xem:
72.666.906
Tổng truy cập: