Tin tức nổi bật
“Xóm chuồn chuồn” dưới chân chùa Tây Phương
(Ngày đăng: 04/03/2013   Lượt xem: 1348)
Xã Thạch Xá- Thạch Thất- Hà Nội được biết đến như cái nôi của những con chuồn chuồn tre đậm dấu ấn của làng quê Việt.

Chuồn chuồn tre được bán tại khuôn viên Chùa Tây Phương- xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Thị trường trong nước thu hẹp

Sản phẩm chủ yếu của làng là: chuồn chuồn, chim, bướm, công được làm bằng tre, dưới bàn tay khéo léo của những người thợ, chúng trở nên sinh động và có hồn. Trước kia khi mới xuất hiện, đây là sản phẩm được rất nhiều người lựa chọn làm quà tặng người thân, bạn bè.

Sản phẩm khá phong phú với nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng từ cỡ nhỏ 7 cm, 10 cm hay những cỡ to lên đến 1 hay 1,4m. Chúng được khoác lên mình những “chiếc áo” nhiều màu sắc như xanh, đỏ, vàng, bạc… Để làm được những con chuồn chuồn tre  như thế phải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ như trẻ tre, vót thân, cánh, uốn, sơn màu, vẽ hoa văn... Việc chọn tre cũng khá tỉ mỉ, những cây tre đạt tiêu chuẩn phải là những cây thân mền, dẻo, mượt, đốt dài, thẳng và nhẵn.

Anh Nguyễn Văn Tái, chủ cơ sở sản xuất chuồn chuồn tre Tái Tân, xóm 9- Thạch Xá là một trong những người đầu tiên đưa con chuồn chuồn tre về với làng. Nghĩ về những ngày đầu đến với nghề, anh chia sẻ từ năm 2001 khi đang là thợ chụp ảnh trong chùa Tây Phương: “Có lần, tôi chụp được ảnh con chuồn chuồn tre có thể giữ thăng bằng do những người ở nơi khác mang đến bán cho khách du lịch. Lúc đó những con chuồn tre chỉ có thể cầm bằng tay. Tôi bắt đầu tự mày mò làm theo mẫu và tô vẽ thêm họa tiết những chú chuồn chuồn tre trông được bắt mắt hơn và có thể giữ thăng bằng trên những giá đỡ như bây giờ”.

Anh Tái chia sẻ, anh vào nghề tính đến nay đã được 12 năm, trải qua bao thăng trầm, thử thách đến nay anh vẫn quyết tâm bám trụ với nghề. Có những năm cả làng làm chuồn chuồn tre, làm cả ngày lẫn đêm không hết việc. Tuy nhiên những năm gần đây thị trường đã giảm hơn nhiều so với trước. Những đơn hàng lớn thưa dần đi, chỉ còn những đơn hàng nhỏ hay khách mua lẻ.

“Trước kia chúng tôi làm luôn tay luôn chân không hết việc, mỗi ngày làm 500- 1.000 con nhưng giờ chỉ sản xuất 100 con/ngày. Lý do chính là khách hàng hiện nay đã quá quen với sản phẩm, thị trường trong nước giảm đi đáng kể, anh Tái cho biết.

Chuồn chuồn tre bay ra thế giới

“Thị trường trong nước thu hẹp dần, xưởng sản xuất của tôi hiện chỉ cung cấp một số ít cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận, còn lại một số sản phẩm được bán ở miền Trung và miền Nam như Bến Tre, Trà Vinh, TP Hồ Chí Minh”, anh Tái nói.

Những năm gần đây nhiều hộ dân trong làng hợp tác với nhiều doanh nghiệp để xuất khẩu sản phẩm của làng nghề. Hiện nay, chuồn chồn tre được xuất tới nhiều nước khác nhau như: Nhật, Mỹ, Anh, Thụy Điển, Úc... Việc sản xuất được tiến hành quanh năm nhưng cao điểm nhất từ tháng 8 trở đi, phục vụ lễ Noel hay Tết Dương Lịch.

Anh Nguyễn Văn Đính, chủ cơ sở sản xuất chuồn chuồn tre thôn 8- Thạch Xá chia sẻ: Thị trường trong nước thu hẹp dần, chúng tôi thường xuyên tham gia quảng bá sản phẩm trong các cuộc triển lãm, hội chợ tại nhiều nước khác nhau. Có những đơn hàng lên đến 40.000 con. Có khi sản xuất không đáp ứng nhu cầu chúng tôi còn nhập thêm sản phẩm những cơ sở khác cho kịp thời hạn.

“Những đơn hàng lớn chủ yếu để xuất khẩu. Nếu mỗi đơn hàng trong nước chỉ có vài trăm con thì có đơn hàng xuất khẩu lên đến 30.000 con. Chúng tôi thường xuất hàng gián tiếp qua nhiều doanh nghiệp, công ty. Có những đơn hàng phải qua 3- 4 khâu trung gian. Có nhiều đơn hàng chúng tôi không hề được gặp đối tác. Tất cả mọi giao dịch đều qua internet. Hàng hóa qua nhiều khâu nên giá bán cao gấp nhiều lần. Chuồn chuồn tre loại nhỏ chỉ 2.500 đồng/con nhưng đến tay người tiêu dùng có thể lên đến 8.000 đồng/con”, anh Tái cho hay.

Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là về rào cản ngôn ngữ. “Khách hàng nước ngoài đến đặt hàng nhưng do bất đồng ngôn ngữ nên tôi không ký được hợp đồng. Sản phẩm làm ra chưa có thương hiệu, logo nên còn lẫn lộn nhiều sản phẩm khác nhau. Thị trường thu hẹp, giá sản phẩm 12 năm nay không hề tăng, thậm chí còn giảm, chỉ dao động từ 2.500 – 5.000 đồng/sản phẩm. Trừ chi phí nhân công, nguyên liệu lãi chẳng được bao nhiêu. Nhiều hộ chán nản đã bỏ nghề, chỉ có những người tâm huyết mới có thể duy trì”, anh Tái cho biết thêm.

Dưới đây là một số hình ảnh của làng nghề sản xuất chuồn chuồn tre:

Vợ chồng anh Tái, chị Tân vót tre làm thân, cánh chuồn chuồn tre

Người thợ miệt mài quét sơn cho chuồn chuồn tre

Sau khi quét sơn chuồn chuồn được đem phơi khô

Sản phẩm được hoàn thành sau nhiều công đoạn với
 nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau

                                                                                                            Theo: Hải Quan online

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

171
Đang xem:
73.084.477
Tổng truy cập: