Tin tức nổi bật
(29)- Một thập niên - Một hành trình kiến tạo giấy dó mang hơi thở thời đại
(Ngày đăng: 05/06/2024   Lượt xem: 30)

Hơn 1 thập niên “đưa giấy dó từ truyền thống đến đương đại” với giấy dó, liều lĩnh khởi nghiệp từ văn hoá truyền thống dân tộc với mô hình kinh doanh doanh nghiệp xã hội, mô hình hướng đến gía trị cuối cùng là phát triển và nâng tầm nghề làm giấy dó Việt Nam, đó là hành trình của chị Trần Hồng Nhung - nhà sáng lập Zó Project. 

445375957-1655807155221646-4807166829300798398-n-1717502648.png

Ảnh: Zó Project

 Giấy dó Kẻ Bưởi - Nghề tinh giấy quý

“Mịt mù khói toả ngàn sương 

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Từ cuối thế kỷ 20 đến ngày nay, câu ca dao này dường như đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ bởi chúng đã được nhiều lần đưa vào sách vở. Nhưng không phải ai cũng thực sự biết “Nhịp chày Yên Thái” ở đây chính là nhịp chày giã vỏ cây dó để làm nên loại giấy truyền thống có xuất phát điểm từ Kẻ Bưởi (nay là phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội) hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi là giấy dó.

Giấy dó là loại giấy được làm thủ công bằng vỏ cây dó hoặc cây dướng loại cây có ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Trải qua 35 công đoạn chính, từ 7-10 ngày mới ra sản phẩm đạt yêu cầu, quy trình sản xuất giấy dó rất phức tạp nên buộc người thợ cần phải có sự tỉ mỉ, khéo léo. Sản xuất giấy cần rất nhiều nước, mà phải là nước sạch để ngâm, đãi, nấu dó.

Bột dó phải nấu qua lửa mới thành giấy. Khi vỏ dó chín, người ta vớt ra và đem ngâm vôi. Sau đó bóc hết lần vỏ đen bỏ đi, phần dó còn lại có màu trắng muốt, được đem đi giã nhuyễn bằng cối lớn, chày tay. Từ cây cỏ tự nhiên, trải qua bao lượt nước rồi lại đến lửa, từng tớ giấy lụa mỏng manh tinh tế đã được ra đời như thế. Vẻ đẹp lao động vất vả của người thợ làm giấy đã trở thành một hiện tượng được đưa vào văn thơ vô cùng duyên dáng:

“ Người ta bán vạn, buôn ngàn

Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi

Dám xin nho sĩ chớ cười

Vì em làm giấy cho người viết thơ” 

Suốt bấy nhiêu năm nay, chính bởi đặc tính dai và bền của mình giấy dó đã được người xưa dùng để chép sách đề thơ, viết thư pháp, giấy sắc phong của vua... những dòng tranh nổi tiếng nhất Việt Nam như Hàng Trống, Đông Hồ cũng được vẽ trên nền của dó. Vào thời kì cực thịnh, giấy dó tổng bưởi đã được truyền đến các vùng ven sông Tô Lịch như Yên Hòa, Hồ Khẩu, Đông Xã, Nghĩa Đô,... Ngay cả các vùng dân tộc thiểu số, ví dụ như dân tộc Cao Lan cũng làm giấy dó để vẽ tranh và đục các hoa văn cho nghi lễ truyền thóng . 

Nặng lòng với dó

Giống như các nghề truyền thống khác, nghề giấy dó cũng đã trải qua thời kì phát triển cực thịnh trước khi bị dòng chảy của thời gian, sự biến thiên của lịch và phát triển hiện đại hóa của xã hôi đã mai một, giấy dó đứng trước nguy cơ bị thất truyền. Nhận thấy được điều này, chị Trần Hồng Nhung - nhà sáng lập “Zó Project” đã dành hơn 10 năm để lên tận non cao, xuống tới đồng bằng , đi mây về gió, ăn ngủ cùng dó chỉ vì mong muốn “cứu” lấy được loại giấy truyền thống. 
445375912-1505219883686465-8715881132803390453-n-1717502648.png

Chị Trần Hồng Nhung - nhà sáng lập “Zó Project” Ảnh: NVCC

Xuất thân là một thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Pháp, không sinh ra từ làng nghề, không có nhiều kiến thức về giấy dó nhưng chị Trần Hồng Nhung vẫn quyết định thành lập dự án Zó Project vào năm 2013 dù lúc đó chị chưa hề hình dung được bản thân sẽ làm gì cụ thể hay bắt đầu từ đâu. Liều lĩnh khởi nghiệp từ văn hóa truyền thống dân tộc với mô hình kinh doanh doanh nghiệp xã hội, mô hình Zó Project của chị Nhung hướng đến giá trị cuối cùng là bảo tồn, phát triển nghề làm giấy dó Việt và phát triển xã hội bền vững đặc biệt truyền nghề đến các khu vực miền núi khó khăn. 

Nhiều năm độc hành trên hành trình mình đã chọn, chị Nhung đã trải qua không ít những khó khăn. Lặn lội vào tận rừng sâu miền núi suốt 5 năm, để thực sự tìm được nguồn gốc của cây Dó - nguyên liệu chính để làm nên giấy dó chị chia sẻ “ Nguồn cung ứng hoàn toàn bị đứt gẫy, khi người mua giấy dó không biết giấy dó đến từ đâu, người làm giấy dó thì chẳng hay cây dó được khai thác ở khu vực nào. Chính những hộ gia đình làm nghề tại Bắc Ninh thậm chí còn chưa từng được nhìn thấy cây dó hoàn chỉnh”. Nhận diện được những lỗ hổng trong quá trình làm giấy, đến nay việc bảo tồn và phát triển nghề làm giấy dó đã có những tín hiệu đáng mừng. 
hon-1-thap-ky4068-1717502615.png

Giấy dó được thực hiện bởi chị Nhung cùng các cộng sự tại Zó Project. Ảnh: NVCC

Giấy dó giờ đây không chỉ còn dùng để viết thư pháp hay vẽ tranh mà còn được chị Nhung cùng các cộng sự tại Zó Project đã thổi vào đó hơi thở của thời đại. “ Dó đã được hiện diện nhiều hơn trong nhiều mặt của cuộc sống như: Sổ sách, trang sức, túi xách, và tương lai là thời trang” chị Nhung hào hứng chia sẻ. Không dừng lại ở đó, chị Hồng Nhung đã nhiều lần thành công đưa giấy dó cùng các sản phẩm hiện đại được làm từ giấy dó ra quốc tế như  Nhật Bản, Đức, Ý, Úc… 

Đồng thời vừa qua, một tiến triển tích cực khi chị Nhung và Zó Project có cơ hội hợp tác với phường Bưởi (Tây Hồ, Hà Nội) khai trương điểm đến dịch vụ, du lịch văn hoá và giới thiệu về nghề truyền thống làm giấy dó của tổng bưởi xưa (tại 189 Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Là tổ chức đại diện đặt những viên gạch đầu tiên cho định hướng bảo tồn và phát triển giấy dó, chị Nhung nói: “ Xuyên suốt hành trình hơn 10 năm qua, chúng tôi luôn chờ đợi và mong mỏi được trở về với cái nôi của giấy dó. Giấy dó đã và đang được nỗ lực bảo tồn kiến thức làng nghề và làm cho nó trở nên sống động hơn một lần nữa trong cuộc sóng hiện đại của chúng ta”.

Đối với chị Nhung cùng các cộng sự của mình, hành trình với giấy dó là hành trình không bao giờ được phép dừng lại hay nghỉ ngơi bởi họ vẫn luôn trăn trở về tình trạng thiếu nghệ nhân, khó tìm người kế thừa học nghề. 

hon-1-thap-ky5494-1717502615.png
Không gian giới thiệu, trưng bày về làng nghề giấy dó phường Bưởi. Ảnh: Ngọc Ánh
hon-1-thap-ky5577-1717502615.png
Gian phòng trải nghiệm, giới thiệu sản phẩm được ứng dụng bởi giấy dó tại điểm đến dịch vụ, du lịch văn hoá phường Bưởi. Ảnh: Ngọc Ánh

Hơn 800 năm qua, giấy dó đi từ hoang sơ bước vào văn hóa Việt rồi trang điểm cho nền văn hoá dân tộc. Khi xã hôị ngày một phát triển, không cần dùng giấy dó để viết nữa thì nghề làm giấy cũng vì thế mà mai một. Nhưng không vì thế mà giấy dó có thể dễ dàng bị rơi vào quên lãng, bởi sự quan tâm, bảo tồn và  tuyên truyền của Đảng và Nhà nước cùng những cộng động yêu thích sự sáng tạo và vẻ đẹp của văn hoá truyền thống nước nhà. 

                                              Theo: vanhoavaphattrien.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

29
Đang xem:
72.630.172
Tổng truy cập: