Tin tức nổi bật
Những bí mật ít người biết về linh vật sư tử thuần Việt
(Ngày đăng: 24/05/2024   Lượt xem: 24)

Sử tử là linh vật xuất hiện rất phổ biến tại đền, chùa và nhiều loại hình công trình thờ tự khác ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm và ý nghĩa của linh vật này.

Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet

Theo tài liệu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Sư tử nguyên là linh vật Phật giáo, được truyền vào Việt Nam theo sự du nhập của Phật giáo, nhưng được cải biến phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Hình tượng sư tử trên cây cầu đá cổ ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-2
Từ thời Trần (thế kỷ 13–14), khi Nho giáo phát triển, Sư tử được chọn làm biểu tượng của sức mạnh vương quyền thì hình tượng Sư tử xuất hiện phổ biến ở nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, đa dạng về hình thức và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Ảnh: Tượng sư tử / nghê chầu bằng gỗ sơn thiếp, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17–18 (BT LSQG).
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-3
Về đặc điểm tạo hình cơ bản có hai loại: hình Sư tử (các chi tiết hình thể của sư tử) và kết hợp đặc điểm Sư tử – Chó (đầu Sư tử, thân Chó). Trong đó, hình Sư tử xuất hiện ở mọi thời đại, trên nhiều loại hình nghệ thuật. Ảnh: Cặp sư tử làm bằng gỗ sơn thếp thời Nguyễn, thế kỷ 19 đầu 20 (BT LSQG).
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-4
Hình Sư tử – Chó ít nhất bắt đầu xuất hiện từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), chủ yếu trên đồ thờ cúng, trong trang trí kiến trúc hoặc trong tư cách là linh vật trấn giữ… Ảnh: Cặp sư tử cổ ở di tích Thái miếu nhà Hậu Lê (Thánh Hóa).
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-5

Cũng như các nước Á Đông, ở Việt Nam, Sư tử còn có tên gọi khác là Nghê. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, Sư tử được gọi là Nghê khi tạc làm bệ tượng Phật, là vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát, đội lư hương hoặc ngồi trên nắp đỉnh trầm, dù đều trong hình tướng Sư tử. Ảnh: Sư tử / nghê gắn trên nắp đỉnh trầm thời Lê Trung Hưng niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (BT LSQG).
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-6
Ở Việt Nam thì diễn biến khá phức tạp. Thông thường, linh vật này được gọi là Sư tử khi tạo theo hình tướng Sư tử, gọi là Nghê khi mang đặc điểm kết hợp của Sư tử và Chó. Ảnh: Nghê đá chầu trước Đại Hồng Môn ở lăng Minh Mạng, Huế.
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-7
Tuy nhiên, nhiều khi, những hình sư tử nhỏ trong trang trí hoặc đồ thờ cúng cũng được gọi là Nghê hoặc Lân. Có những linh vật trong hình Sư tử – Chó, dân gian thường gọi là Nghê, nhưng trong văn bản chính thống ghi chép về việc tạo tác này vẫn gọi là Sư tử… Ảnh: Tượng nghê chầu ở Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-8
Ở các ngôi chùa Việt xưa, bệ tượng Phật tạo hình Sư tử thường gọi là “Sư tử tọa”, nhưng đôi khi cũng gọi là “Nghê tòa”, tục danh gọi là Ông Sấm… Ảnh: Bảo vật quốc gia Ông Sấm chùa Hương Lãng (Hưng Yên).
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-9
Tượng nghê chầu làm bằng gốm men trắng và lục dùng làm đồ thờ cúng (trái) và Bình rót có quai hình nghê làm bằng gốm men lam xám dùng để đựng nước, rượu cúng (phải) thời Mạc, thế kỷ 16 (BT LSQG).
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-10
Tượng sư tử / nghê bằng sành, thế kỷ 18 – 19 (BT LSQG). Dạng tượng này thường được gắn trên đầu hai trụ biểu các công trình kiến trúc cổ với chức năng trấn giữ, canh gác.
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-11
Hình sư tử hí tiền trên bình gốm hoa lam thời Lê Sơ, thế kỷ 15, hiện vật tàu cổ Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam (BT LSQG). Đề tài sư tử hí tiền, sư tử hí cầu bắt đầu xuất hiện từ thời Trần về sau, phổ biến và đạt tới đỉnh cao thời Lê Sơ, là hình ảnh biểu trưng của sự thái bình thịnh trị. Đây vốn là ý nghĩa của kỳ lân, được gán ghép cho sư tử.
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-12
Tượng sư tử trên các ấn làm bằng ngọc, cẩm thạch, thủy tinh thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20, nằm trong bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn (BT LSQG).
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-13
Tượng sư tử trên ấn “Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo” bằng vàng, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709) (BT LSQG).
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-14
Tượng sư tử / nghê trên ấn làm bằng bạc thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20, nằm trong bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn (BT LSQG).
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-15
Tượng nghê bằng đất nung thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17–18, phát hiện tại An Lạc, Khoái Châu, Hưng Yên (BT LSQG).
Nhung bi mat it nguoi biet ve linh vat su tu thuan Viet-Hinh-16
Tượng nghê bằng đồng trong khu tẩm điện của lăng Thiệu Trị, Huế.

                           
            Theo: kienthuc.net.vn




Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

34
Đang xem:
72.629.609
Tổng truy cập: