Tin tức nổi bật
Những nông dân vẽ vàng ròng trên đất sét
(Ngày đăng: 24/01/2013   Lượt xem: 1339)

Đến từ nhiều vùng quê, quen với công việc chân tay như phu hồ, đóng gạch, gieo hạt, cấy lúa, thế nhưng bằng phương pháp dạy nghề kiểu "6 không" của vị đại gia đất Cảng - Hải Đồ cổ, họ đã trở thành nghệ nhân tự tin cầm bút vẽ.

Xưởng sứ cao cấp vẽ vàng của ông Hải Đồ cổ nằm khuất ở phía chân đê, trên đường từ TP Hải Phòng đi Đồ Sơn cũ. Đây cũng là trung tâm đào tạo nghề của hơn 400 con người với đủ thành phần, lứa tuổi, đến từ nhiều vùng miền. Ông Bùi Xuân Hải (Hải Đồ cổ) cho hay có thời điểm số học viên, công nhân học và làm tại xưởng lên tới 4.000.

gomvang2.jpg

Nguyên tắc đào tạo kiểu "6 không: không phân biệt nam nữ; không phân biệt dân tộc; không phân biệt tuổi tác, không phân biệt văn hóa; không phân biệt lành hay què và không phân biệt năng khiếu đã giúp cơ sở sản xuất của ông tập trung nhiều nghệ nhân nhất nước.

hoc-vien.jpg
Học viên ở đây nằm trong độ tuổi từ 15 đến 60 và được vị đại gia đất Cảng - Hải Đồ cổ tuyển dụng căn cứ vào nguyên tắc chung: không xem hồ sơ nhập học và cũng chẳng quan tâm đến trình độ học vấn ở họ. Ông quan niệm, cái đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người, và dù họ là ai - sang hay hèn, khỏe mạnh hay đau ốm, già hay trẻ thì đều mong muốn hướng tới cái chân, thiện mỹ.

ve-mot-tay.jpg
Vì thế, tại xưởng vẽ, người ta chẳng còn ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ có dáng dấp của một bà nông dân hơn là nghệ nhân; hay cô bé vẽ bằng tay phải, tay trái bị khiếm khuyết lúc nào cũng giấu trong túi áo.

nghe-nhan.jpg
Nghệ nhân ở đây còn là chàng trai cao chưa đầy 1m như vừa bước ra từ truyện cổ "Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú Lùn". Thế nhưng, khi vẽ, họ quên đi những trăn trở đời thường để hóa thân thành họa sĩ tài ba. Người quản lý ở đây cho biết tại xưởng có một thanh niên sinh năm 1993 bị bệnh não bẩm sinh được người nhà gửi từ Hà Nội xuống Hải Phòng để học việc. Sau hơn 1 năm, cậu đã trở thành công nhân bậc 3 có thu nhập vào hàng cao nhất ở đây. "Khi vẽ, chẳng ai nghĩ cậu ấy bị bệnh cả", ông chia sẻ.

net-ve-dau-tien.jpg
Ông Hải sẽ trực tiếp dạy họ nét sẽ đầu tiên, cách phối cảnh, tô màu và cách cảm nhận về nghệ thuật để họ nắm được công thức trong đầu...

gomvang35.jpg
Cho đến khi họ tự tin sáng tạo trên các sản phẩm thực mà không cần có thầy trực tiếp hướng dẫn. Tại xưởng, không chỉ họa sĩ, nghệ nhân mà các học viên cũng có thu nhập căn cứ vào sản phẩm họ vẽ trong ngày. Qua giai đoạn học việc vẽ nét chàm, học viên sẽ được chọn lựa trên cơ sở năng lực thực tế để chuyển sang bộ phận vẽ vàng.

gomvang18.jpg
Một chiếc đĩa vẽ vàng nhìn có vẻ đơn giản thế này khi ra đời đều trải qua các chu trình đổ khuôn cốt bằng tay như những sản phẩm gốm sứ thông thường. Sau khi có gốm thành phẩm, các nghệ nhân sẽ vẽ vàng rồi hấp ở nhiệt độ trên 850 độC. Một sản phẩm sau khi trải qua 12 công đoạn thông thường kéo dài tới gần 2 tháng. Đối với những sản phẩm đặc biệt, đòi hỏi độ tinh tế tỉ mỉ, thời gian có thể lên tới nửa năm từ lúc đổ khuôn cho tới khi được dát vàng lung linh.

gomvang4.jpg
Chiếc bình này có chiều cao 3 m. Để hoàn thành tác phẩm này, 5 nghệ nhân phải làm việc liên tục trên giá vẽ trong nhiều ngày liền.

gomvang15.jpg

 Họ tập trung cao độ để đảm bảo các nét vẽ tròn đều, cân cốt. Không ít nét vẽ, các nghệ nhân phải dùng tới loại bút nhỏ chỉ bằng 1/4 sợi tóc.

gomvang13.jpg
Chiếc chóe này đang được nghệ nhân có biệt hiệu "người Hobbit" hoàn thiện công đoạn cuối, sau hơn 2 tháng miệt mài vẽ. Anh cho biết khi đổ nước vào chiếc chóe này những chú cá vàng như nổi trên mặt nước khiến người xem như thấy chúng đang bơi lội tung tăng.

gomvang17.jpg
Nhìn 2 nghệ nhân này say sưa vẽ, ít ai biết rằng họ từng xuất phát điểm là nông dân vốn quen với việc đồng áng. Họ chia sẻ giờ khả năng vẽ vàng của họ cũng nhanh và dễ dàng như việc đưa mạ ra đồng để cấy lúa

gomvang11.jpg
Chẳng có giáo trình chuẩn, phương pháp dạy nghề của ông Hải Đồ cổ là để các nghệ nhân tự sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng. Do vậy, cũng là rồng nhưng qua cách cảm thụ của mỗi nghệ nhân chúng lại mang nét rất riêng, có con dễ thương, hiền lành, có con nanh nọc gớm ghiếc.

gomvang1.jpg
Thậm chí cùng trên một sản phẩm, 2 con rồng bay lượn có móng dài móng ngắn, râu cong, râu thẳng. Chính điều này tạo ra nét độc đáo không giống bất cứ sản phẩm nào đang bán trên thị trường. Giá bán vì thế cũng được xếp vào hàng "đắt sắt ra miếng".

gomvang27.jpg
Hơn 1.000 sản phẩm gốm sứ vẽ vàng của Hải Đồ cổ đang được bày bán tại Showroom ở Khách sạn Sofitel Plaza, Hà Nội. Giá bán dao động từ vài triệu đồng cho tới vài trăm triệu đồng thậm chí cả tỷ đồng.

 

Nguồn: Vnexpress

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

192
Đang xem:
73.084.988
Tổng truy cập: