Tin tức nổi bật
Ẩm thực truyền thống miền Bắc cho ngày tết Nguyên Đán
(Ngày đăng: 10/01/2013   Lượt xem: 3932)

(langnghevietnam.vn)- Từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn tâm niệm rằng phải có những mâm cỗ Tết vào những ngày Tết cổ truyền, bởi vì “đói thì ăn cơm cha mà muốn no thì phải ăn ba ngày Tết”. Mỗi miền quê trên đất nước ta lại có những mâm cỗ tểt khác nhau, nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Dưới đây là một vài nét đặc trưng về ẩm thực cổ truyền của người dân Miền Bắc trong ngày tết nguyên đán.

Ngày Tết, luôn có những món ăn đặc trưng cho mỗi vùng, người dân Việt Nam chuẩn bị những mâm cỗ đón tết đầy đủ theo phong tục cổ truyền được truyền từ đời này qua đời khác. Bên cạnh đó còn có một phong tục ẩm thực khác đó là mâm ngũ quả. Dân tộc ta quan niệm cuộc đời con người dính với ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; nấu ăn thì phải làm sao có ngũ sắc - năm màu (vàng, đen, trắng, đỏ, xanh); nếm thức ăn phải có năm vị (ngọt, mặn, chua, cay, đắng); đờn thì có ngũ âm (hò, xự, xang, xê, cống)… thì mâm ngũ quả cũng như thế.

ngu-qua

anh 2.jpg

Mâm ngũ quả

Theo phong tục người Việt Nam, tết là ngày gia đình đoàn tụ, xum họp, thăm hỏi sức khỏe, chúc nhau những lời tốt đẹp nhất sang năm mới. Đặc biệt, tết còn là ngày con cháu thể hiện lòng hiếu đế với ông bà, tổ tiên mình. Người Bắc thường dùng cụm từ “mâm cao, cỗ đầy” để nói lên ý nghĩa mâm cơm dành cho dịp trọng đại. Mô tả những mâm cỗ truyền thống truyền thống của người Việt miền bắc và Bắc trung bộ ngày xưa. Mâm cơm để cúng giao thừa, cúng kiếng để rước ông bà, tổ tiên thường là những món ăn cổ truyền như bánh chưng, gà luộc, dưa hành và mâm ngũ quả. Ngoài hoa, quả chưng trên bàn thờ, mâm cơm cúng Giao thừa còn có những món ăn có tính truyền thống, vừa làm xong để chuẩn bị đón năm mới. Mâm cơm cúng Giao thừa không quá cầu kỳ, không bày biện nhiều món rườm rà mà cần đầy đủ theo nghi thức truyền thống. Chính vì vậy, mâm cơm cúng Giao thừa không gọi là mâm cỗ. Các món ăn giành cùng giao thừa thường có cặp bánh chưng nấu xong, là đôi gà luộc nóng hổi, là dĩa thịt kho trứng vừa chuẩn bị cho những ngày Tết cùng với giò, chả, xôi gấc … Các món ăn trong mâm cơm cúng Giao thừa trước là cúng Trời, Đất, ông bà tổ tiên, sau là dịp để con cháu sum vầy, quây quần cùng nhau vào thời khắc cuối cùng của một năm. Tùy từng địa phương và từng gia đình mà chuẩn bị mâm cỗ ngày tết không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt này thể hiện ở vùng miền khác nhau như mâm cỗ Tây Bắc khác Hà Nội, Nam Định khác với Quảng Ninh. Nhưng nhìn chung, trong mâm cỗ người miền Bắc luôn áp dụng theo câu thành ngữ:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

anh 3.JPG

anh 4.JPG

Bánh chưng xanh

Bởi họ quan niệm ngày tết mà không có dưa hành, bánh chưng, thịt mỡ thì không phải tết rồi. Miền Bắc thích ăn bánh chưng, đây là nét đặc trưng của món ăn ngày tết. Trời lạnh nên các hộ gia đình ngoài Bắc luôn luôn chuẩn bị các loại thịt (thịt nướng, lạp xưởng, quay, giò, chả lụa, chả quế…) đặc biệt là thịt đông.

Món ăn bày trên đĩa, cơ bản là có thịt gà, thịt heo, nem thính, giò lụa. Giò lụa cũng là món ăn tiêu biểu tinh hoa của ẩm thực Việt thể hiện tính lấy tự nhiên làm gốc vừa ngon vừa lành. Cũng có thể thêm giò thủ, thịt đông, chả đẫy, nộm su hào, nộm rau cần và các món xào.

anh 5.JPG

Chân giò nấu măng

Không thể thiếu món măng hầm chân giò. Ngoài ra còn có các món thịt ninh, hầm, canh miến, mọc, các món tần. Các món bày trên đĩa được dùng trước, thường là để nhắm với rượu và ăn chung với xôi. Các món bày trong ở bát như món măng hầm giò heo, miến gà, mọc thì dùng sau. Đó là những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống miền Bắc. Bên cạnh những món trên, tùy từng gia đình, có những nơi còn có các món cá chép, cá trắm kho riềng, cuốn diếp, cuốn bỗng. Món tráng miệng ngoài các loại mứt như mứt sen, quất, gừng, hồng khô, ô mai mơ, gừng còn có món chè kho cũng rất được ưa chuộng vì vừa thơm ngon, lại có tính giải độc và giả rượu do được chế biến từ nguyên liệu chính là đậu xanh. Chè kho miền Bắc thường làm rất ngọt và xào kỹ nên có thể để dành được rất lâu. Trong thời tiết lạnh của ngày Tết, món ăn này có thể để dành được lâu đến 1, 2 tuần lễ. Người Miền Bắc dùng rượu nếp để chúc tết. Món ăn chơi dùng để tráng miệng ngày tết là mứt, kẹo và trái cây.

anh 6.JPG

Giò lụa

Mâm ngũ quả của người Bắc luôn có quả phật thủ, hoặc quả bưởi bày ở chính giữa, đặt lên trên nải chuối xanh. Kế đến là các loại quả khác như cam, quýt, mứt tết…

Các món ăn chế biến cho các bữa ăn trong dịp đầu năm mới là những món truyền thống mà ngày thường do công việc bận rộn hoặc cũng một phần do điều kiện kinh tế không cho phép, người ta ít được thưởng thức. Ngày nay khi kinh tế phát triển, các món truyền thống ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, thịt kho trứng vịt, giò, chả, nem... đều có thể thưởng thức quanh năm. Vì vậy mâm cỗ ngày Tết phần nào thiếu đi sự háo hức, mong chờ của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, ngày nay người ta chú ý đến yếu tố tiện dụng. Thời gian “ăn tết” cũng rút ngắn, các món ăn chế biến vào dịp Tết cũng được cân nhắc kỹ lưỡng về dinh dưỡng, sức khỏe, hàm lượng cân đối. Mâm cỗ Tết ngày nay được đơn giản bớt, hoặc được thêm thắt vài món ăn có tính cách tân, nhằm thay đổi khẩu vị cho gia đình. Đảm bảo cân bằng về dinh dưỡng, món ăn phù hợp với ẩm thực hiện đại, có dinh dưỡng lành mạnh, để mâm cỗ Tết vẫn giữ được ý nghĩa truyền thống và sự thiêng liêng trong tâm thức mỗi người Việt.

Thảo Nguyên (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.618.015
Tổng truy cập: