Tin tức nổi bật
Mùa cói Tam Quan, bức tranh làng nghề đa màu sắc
(Ngày đăng: 08/01/2013   Lượt xem: 3664)

(langnghevietnam.vn)- Cây cói là nguyên liệu cấu thành nên những chiếc chiếu nhiều màu sắc. Cói bám rễ ở mọi vùng miền trên cả nước, nhưng được trồng nhiều nhất ở Tam Quan. Nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, thị trấn Tam Quan như một bức tranh muôn màu của những cánh đồng cói xa tít chân trời. Cói Tam Quan đã trở thành “điểm nóng” của không biết bao nhiêu nhiếp ảnh gia, làm tốn giấy mực của biết bao người yêu nghệ thuật…

Tam Quan không những được biết đến với xứ dừa “thơm cùi ngọt nước” không thua gì dừa Bến Tre, nơi đây còn là căn cứ của cây cói để dệt chiếu. Cây cói, một loại cây thân cỏ thường mọc ở những nơi ẩm ướt, gần sông, suối… Thân cây có điểm đặc biệt là hình tam giác. Cây cói được trồng ở khắp các vùng quê Việt Nam để dệt chiếu, giỏ và các mặt hàng thủ công đan lát khác. Các làng nghề nổi tiếng về chiếu cói như làng chiếu Nga Sơn (Thanh Hóa), một số làng nghề ở Ninh Bình, Nghệ An, chiếu làng Hới, Tân Lễ (ở Miền Trung)… Và làng nghề dệt chiếu Tam Quan, Bình Định cũng rất nổi tiếng với những tấm chiếu đa màu sắc như chính người dân trồng cói nơi đây.

dong-coi 1.jpg

Người ta dùng một loại liềm đặc biệt để cắt cói, công việc này đa phần do các thanh niên khỏe mạnh đảm nhiệm( Ảnh nguồn: blog.ngochieu.com)

Người dân Tam Quan vốn cần cù, chất phác. Họ được ví như những họa sỹ “vẽ” trên đồng ruộng, tạo nên bức tranh “trữ tình” phong phú. Từ bao đời nay, màu cói, mùi cói đã dệt nên tình người chan chứa. Để có được một mùa cói bội thu, người dân lao động phải làm những công việc khá nặng nhọc. Đầu tiên là cày bừa cho đất tơi xốp. Cho một lượng nước vừa đủ rồi bắt tay vào gieo trồng hạt giống. Sau đó là làm cỏ, người trồng phải nhổ sạch cỏ gà và chủ yếu là những cây sậy, vì khi bón phân đạm cho cả ruộng mà còn cây sậy thì chúng hấp thụ hết phân bón và phát triển rất nhanh. Sau đó, tầm tháng tư đến tháng sáu hàng năm thì người ta tiến hành thu hoạch. Lúc đó, cói đã phát triển rất nhanh và cao khoảng 1,7 m - 1,8 m. Người dân dùng một loại liềm chuyên dụng chỉ có ở vùng cói để cắt. Liềm có hình dạng số bảy, được rèn bằng loại thép rất tốt. Có thể cắt nguyên một bó cói ngọt lịm. Vừa cắt, người ta vừa dũ và phân loại cói, thường thì thành ba loại: loại dài nhất là 1,75 m (dùng để dệt chiếu lại 1,6 m và 1,5 m) loại trung bình dài khoảng 1,5 m và loại ngắn nhất (loại này dệt chiếu cá nhân 0,9-1,0 m). Còn lại là những cây cói chết gọi là "bổi". Bổi thường được dùng để đun nấu va lợp nhà. Công việc cắt cói này đa phần giao cho các anh thanh niên khoẻ mạnh. Sau đó người ta cột lại thành từng bó và dùng một loại đòn gánh đặc biệt để xiên qua 2 bó cói. Và cứ thế gánh đi, điểm đặc biệt là việc gánh cói này chỉ dành cho các chị phụ nữ. Họ gánh ra một bờ sông gần đó và kết những bó cói lại thành một chiếc bè lớn. Sau khi “chiếc bè” đủ lớn thì người ta kéo dọc theo con sông ra quốc lộ và xe sẽ đến chở đi.Và cứ thế những cọng cói sẽ được chuyển đến các làng nghề, nơi mà cũng bằng sự cần cù và miệt mài, người ta biến nó thành những chiếc chiếu nhiều màu sắc.

Những cánh đồng cói hoang vu, trùng điệp làm tôn thêm vẻ đẹp của con người Tam Quan. Mỗi mùa cói đến, du khách lại đi “mòn gót chân” về làng nghề khám phá, thưởng lãm. Đã có rất nhiều nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc giao thời của màu cói. Tạo nên những bức tranh làm say đắm lòng người. Đặc biệt, Tại Triển lãm ảnh nghệ thuật “Tam Quan mùa cói” (được tổ chức tại thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Ngọc Tuấn đã mạnh dạn mở triển lãm theo một chủ đề, đặt trong không gian mở.  Với các tác phẩm nổi tiếng, thu hút đông đảo người xem như: Tam Quan mùa cói”,  vui ngày mùa, được mùa, đất ấm tình người…

Một số hình ảnh thu hoạch cói Tam Quan:

  dong-coi 2.jpg

Sau đó  cột lại thành từng bó và dùng một loại đòn gánh đặc biệt để xiên qua 2 bó cói ( Ảnh nguồn: blog.ngochieu.com)

  dong-coi 3.jpg

Và cứ thế gánh đi, điểm đặc biệt là việc gánh cói này chỉ dành cho các chị phụ nữ( Ảnh nguồn: blog.ngochieu.com)

dong-coi 4.jpg

Họ gánh ra một bờ sông gần đó và kết những bó cói lại thành một chiếc bè lớn( Ảnh nguồn: blog.ngochieu.com)

dong-coi 5.jpg

Sau khi “chiếc bè” đủ lớn thì người ta kéo dọc theo con sông ra quốc lộ và xe sẽ đến chở đi( Ảnh nguồn: blog.ngochieu.com)

Mai Lý  (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

1
Đang xem:
72.618.008
Tổng truy cập: