Tin tức nổi bật
Làng gốm Chăm Bàu Trúc- 800 năm hình thành và phát triển
(Ngày đăng: 31/07/2019   Lượt xem: 434)

Làng gốm Bàu Trúc là làng nghề cổ xưa của người Chăm tại Ninh Thuận còn sót lại cho đến ngày nay. Trải qua 800 năm hình thành và phát triển gốm Bàu Trúc đã thể hiện giá trị dân tộc cốt lõi không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây. Đó là lí do vì sao mà gốm Bàu Trúc được xem là một bảo tàng sống chân thực của Ninh Thuận.

Làng gốm Chăm Bàu Trúc- 800 năm hình thành và phát triển

Cổng làng Gốm Bàu Trúc

Làng Gốm cổ của Ninh Thuận

Từ thành phố Phan Rang di chuyển về phía Nam khoảng chừng 10km, ngôi làng Gốm Bàu Trúc nằm trên địa phận thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Làng gốm truyền thống Chăm Bàu Trúc là làng nghề cổ xưa đã hình thành và phát triển hơn 7 thế kỷ từ khi ông bà Pôklông Chang đưa người Chăm từ trên vùng đồi núi về đồng bằng sinh sống. Đây là nơi lưu giữ nhiều nét đặc sắc trong nghệ thuật làm gốm của người Chămpa xưa. Chính vì thế mà làng đã trở thành làng nghề cổ nhất Đông Nam Á nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công tuyệt hảo.

Tơi bây giờ, người Chăm tại đây vẫn nhận mình là con cháu của Pô Klông Chang – một quan cận thần của vua Chăm Pô Klong Giarai. Sau khi về sinh sống tại vùng đất mới, người Chăm tại vùng đồng bằng “Hamu Trok” đã phát triển nghề làm gốm ngày một phát triển hưng thịnh, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. 

Làng gốm Chăm Bàu Trúc- 800 năm hình thành và phát triển

Người phụ nữ Champa cùng bàn tay khéo léo tạo nên những sản phẩm tinh tế

Vào năm 1832 thời kỳ vua Minh Mạng, theo biến cố lịch sử, tên gọi Paley Hamu Trok đã được đổi thành tiếng Việt là Vĩnh Thuận. Tên gọi này chính thức trở thành một bộ phận trực thuộc nhiều hành chính khác nhau, có lúc thuộc phủ, đạo, huyện, thị trấn. 

Năm 1954 (chấm dứt thời Pháp thuộc) thôn Vĩnh Thuận có lúc thuộc phủ Bình Thuận, Phủ Ninh Thuận, đạo Phan Rang. Thời Mỹ – Ngụy (1954 – 1975). Bắt đầu từ đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, nền hành chính có sự thay đổi thì thôn Vĩnh Thuận lại thuộc xã Phước Hậu (Phước Hữu), quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, một trận lụt lớn xảy ra năm 1964 (Giáp Thìn) đã cuốn đi nhà cửa, trâu bò của người Chăm nơi đây. Vì thế, họ đã di dời làng về nơi cao ráo hơn – nơi có nhiều cây trúc cạnh một cái ao khá lớn nên gọi là Bàu Trúc (trong tiếng Chăm, Bàu có nghĩa là ao – hồ). Từ đây, tên gọi Bàu Trúc được sử dụng và mặc định trong việc nhấn mạnh về một làng nghề nổi tiếng của người Chăm tại đồng bằng.

Sau khi thống nhất đất nước (1975) theo chủ trương của Đảng – Nhà nước vào năm 1976 hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận sáp nhập thành một tỉnh Thuận Hải thì Bàu Trúc vẫn giữ nguyên tên gọi hành chính là thôn Vĩnh Thuận nhưng lại thuộc một huyện khác – huyện An Sơn. 

Đến năm 1992 tỉnh Thuận Hải lại được chia tách thành hai tỉnh như cũ là Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ đó đến nay, địa danh hành chính thôn Vĩnh Thuận được đổi thành “Khu phố 7”, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.

 

Làng gốm Chăm Bàu Trúc- 800 năm hình thành và phát triển

Gốm Bàu Trúc đa dạng về hình dáng và màu sắc

Làm gốm không dùng bàn xoay

Khác với nghệ thuật làm gốm của người Việt từ Bắc vào Nam về cách làm gốm cũng như trang trí. Gốm Bàu Trúc của người Chăm tại Phan Rang – Ninh Thuận không dùng bàn xoay để tạo hình mà hoàn toàn dùng đến bàn tay khéo léo của mình để uốn nắn lên những hình hài mượt mà nhất.

Nét độc đáo này thể hiện cho một điều tinh tế, kỹ lưỡng và chịu khó người người phụ nữ Chăm truyền thống. Bên cạnh đó, là thể hiện cho một nghệ thuật tuyệt hảo trên từng đường xoay, chải vuốt.

Bên cạnh cách làm thủ công, truyền thống của người làm gốm. Vật liệu là thứ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tạo tác nên sản phẩm.

Để chọn nguyên liệu làm gốm tốt, đất sét phải được lấy từ bờ sông Quao sau đó đem về đó đập nhỏ và trộn với cát mịn nhào nhuyễn. Lượng cát được sử dụng để trộn với đất sét phải tùy thuộc theo kích thước và công dụng của mỗi loại sản phẩm. Vì vậy, gốm Bàu Trúc hoàn toàn khác biệt so với những loại gốm khác mà ta vẫn thường thấy.

Khác với cách làm tạo hình trên một cục đất lớn sau khi được nhào nhuyễn. Gốm Bàu Trúc là quá trình vừa nặn hình vừa chỉnh nắn để tạo dáng gốm ban đầu, sau đó dùng “vòng quơ” chải quanh thân gốm. Tiếp theo, là dùng “vải cuộn” thấm nước quấn vào tay rồi chà láng mặt ngoài của gốm để tạo nên một sản phẩm đặc sắc nhất. 

Gốm sau khi làm xong là bắt đầu trang trí hoa văn. Đa phần, gốm Bàu Trúc đều có hoa văn thể hiện về sông nước, chấm vỏ sò, thực vật hay những hình ảnh thể hiện về tự nhiên, đất trời. Đặc biệt, nét đặc sắc trong tạo hoa văn trên gốm hay còn có cả móng tay và hình ảnh của những vị thần tạo nên ánh nhìn mộc mạc, gần gũi, nhẹ nhàng.

Làng gốm Chăm Bàu Trúc- 800 năm hình thành và phát triển

Bộ trưởng bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch công nhận nét đặc sắc của làng nghề gốm Bàu Trúc

Gốm sau khi được chế tác xong, việc nung gốm sẽ được áp dụng theo quy trình nung truyền thống ở nhiệt độ khoảng từ 5.000 độ C – 6.000 độ C trong vòng 6 giờ. Sự khác biệt ở đây với các sản phẩm gốm khác là họ không nung trong lò mà nung lộ thiên (ngoài trời) để lấy khí oxy tuyệt đối.

Sau khoảng thời gian nung 6 tiếng, gốm được lấy ra để phun màu (loại màu này được chiết xuất từ trái dông, trái thị ở trên rừng) rồi được tiếp tục nung lại trong vòng 2 giờ nữa. Bằng những yếu tố này, mà gốm Bàu Trúc có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu rất đẹp mắt. Đây chính là lí do vì sao mà khi quan xác sản phẩm gốm Bàu Trúc ta có thể thấy rõ vẻ lung linh của nền văn hóa Chămpa cổ xưa. 

Đáng nói hơn, mỗi sản phẩm làm ra đều có nét riêng không trùng lẫn với sản phẩm nào dù nung chung một ngọn lửa. Đây chính là yếu tố quan trọng để nghề làm gốm của người Chăm càng ngày càng nổi tiếng và vang xa.

Với những nét đặc sắc trong nghệ thuật tạo gốm, kèm theo đó là tín ngưỡng thờ cúng ý nghĩa trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Nghệ thuật chế tác gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một điều có ý nghĩa quan trọng cho đồng bào Chăm nơi đây, yếu tố này càng làm người dân phấn khích để họ thi đua làm ra nhiều sản phẩm đẹp, bền phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng.
                                           Theo: baophapluat.vn

 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.711.949
Tổng truy cập: