Tin tức nổi bật
Từng bước vươn mình ra thế giới
(Ngày đăng: 26/03/2018   Lượt xem: 639)
Làng nghề sơn mài Hạ Thái thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đã có hơn 200 năm lịch sử. Bên cạnh việc kế thừa truyền thống của cha ông để lại, những người con của làng Hạ Thái bằng sự cần cù, chịu khó, sáng tạo đã đem lại cho làng nghề từng bước phát triển mới.

Không còn là nghề sơn son thếp vàng

Nghề sơn ở Hạ Thái có từ thế kỷ 17 nhưng mới chỉ là những họa tiết trang trí đồ thờ cúng. Đến đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học Trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi, phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật, tre... và đặc biệt là đưa thêm kỹ thuật mài vào, tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài xuất hiện từ đó. Cũng trong giai đoạn này, cụ Đinh Văn Thành - giảng viên Trường Mỹ thuật Đông Dương là người làng Hạ Thái đã đưa nghề sơn mài về truyền dạy cho người dân trong làng. Khi mới ra đời, sơn mài chỉ có 3 màu: sơn then (màu đen), sơn son (màu đỏ) và sơn cánh gián (màu vàng nâu).

Nhờ quá trình tìm tòi sáng tạo, các nghệ nhân làng Hạ Thái đã phát hiện ra nhiều màu mới với nhiều sắc độ khác nhau, lộng lẫy mà đằm thắm.

Nhờ quá trình tìm tòi sáng tạo, các nghệ nhân làng Hạ Thái đã phát hiện ra nhiều màu mới với nhiều sắc độ khác nhau, lộng lẫy mà đằm thắm.

Nhờ quá trình tìm tòi sáng tạo, các nghệ nhân làng Hạ Thái đã phát hiện ra nhiều màu mới với nhiều sắc độ khác nhau, lộng lẫy mà đằm thắm, ẩn hiện lớp lớp tầng tầng, màu dưới nâng màu trên, lại tiếp những lớp bột vàng, bột bạc được rắc phủ đậm, nhạt tạo nên những sắc màu tươi tắn lạ thường. Chất liệu chính của sơn mài Hạ Thái là gỗ, tre, nứa, song, mây, gần đây có thêm các chất liệu mới như composite, gốm sứ... càng tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm.

Để làm ra một sản phẩm sơn mài, các nghệ nhân phải thực hiện các công đoạn chính như: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng. Để bó hom vóc, các nghệ nhân dùng đất phù sa (hoặc bột đá) trộn với sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của sản phẩm. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy bả hoặc vải màn. Nếu là sản xuất tranh sơn dầu thì các nghệ nhân còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm gỗ nhằm chống các vết rạn. Sau đó, để gỗ khô kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn này chủ yếu để bảo vệ sản phẩm không bị mối mọt, không thấm nước và không bị co lại do tác động của môi trường.

 

Công đoạn cuối cùng là đánh bóng vì sản phẩm sơn mài không được phép phủ dầu bóng. Sự thành công của một sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào công đoạn này. Có một số thứ được dùng để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà... Bên cạnh đó, để sản phẩm có được màu sắc tươi tắn, một công đoạn khác có tính quyết định là công đoạn pha sơn. Mỗi gia đình, mỗi cơ sở sản xuất có một bí quyết pha sơn riêng. Công đoạn này đòi hỏi người thợ sơn phải có kinh nghiệm từ khâu nấu sơn, cô sơn đặc cho đến khâu thử sơn chín.

Giai đoạn khó khăn

Sơn mài Hạ Thái nổi tiếng là thế, nhưng người dân nơi đây không thể quên những năm 1980, khách hàng từ các nước Đông Âu tiêu thụ hàng sơn mài Hạ Thái giảm dần, giá nguyên liệu lúc này cũng lên cao, hợp tác xã lâm vào tình cảnh khó khăn và năm 1991 thì chính thức giải thể. Một số nghệ nhân, vì tiếc nuối nghề truyền thống nên đã cố gắng bám trụ, nhưng vì miếng cơm manh áo, cuối cùng đành phải quay lại làm ruộng. May mắn là sau đó, nghề truyền thống được vực lại dần vì tìm được đầu ra cho sản phẩm. Họ bỏ ruộng quay trở lại với sơn mài. Điển hình phải kể đến nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề, xưởng sản xuất của chị hiện có 7 người làm, thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/tháng. Nỗi lo lớn nhất của người dân Hạ Thái bây giờ là lớp trẻ không thích học nghề sơn mài của cha ông. Hiện chỉ còn khoảng 50% số người dân trong làng còn gắn bó với nghề và cũng đã ở độ tuổi 40. Nguyên nhân chính có lẽ là do nghề này đòi hỏi kỹ thuật công phu, tỉ mỉ. Tuy nhiên, cái khó thường ló cái khôn.

Các nhà sản xuất sơn mài Hạ Thái cho biết, mấy năm gần đây, thị trường trong nước phát triển tốt hơn, nhất là dịp cuối năm, nhu cầu hộp đựng bánh kẹo, hộp trang sức bằng sơn mài làm quà tặng tăng cao. Phải vào tay những người thợ Hạ Thái, sản phẩm mới thực sự hoàn thiện, trở nên đẹp, duyên dáng. Hạ Thái vẫn giữ cách làm thủ công, qua nhiều công đoạn, cho nên khó có thể hạ giá. Sự xoay chuyển của tình thế cũng mang lại thuận lợi nhất định cho làng nghề sơn mài Hạ Thái, nhất là khi thành phố Hà Nội nhìn thấy được tiềm năng của làng nghề truyền thống.

Chưa dừng lại ở đó, tin vui tiếp tục đến với Hạ Thái khi mà du lịch làng nghề sẽ được đầu tư đúng mức và khai thác có hiệu quả trong thời gian tới. Du lịch làng nghề sẽ trở thành một trong những kênh quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đồng thời phát triển du lịch ở các làng nghề truyền thống hứa hẹn sẽ giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động nông thôn, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Có thể khẳng định, phát triển loại hình du lịch làng nghề mang lại lợi ích kép về kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Nếu phát huy được hiệu quả của các làng nghề truyền thống gắn với du lịch thì lợi ích mang lại là rất lớn.

Những tín hiệu vui

Sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã được trưng bày tại nhiều hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước. Bên cạnh những sản phẩm sơn mài truyền thống như tranh sơn mài, hoành phi hay câu đối, các nghệ nhân Hạ Thái còn tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước như: bát, đĩa, lọ hoa, khay, bàn ghế, giường tủ... Đặc biệt, gốm sơn mài Hạ Thái hiện đang là mặt hàng được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha, Australia, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Đến Hạ Thái ở thời điểm này sẽ thấy được nhiều sự thay đổi của làng nghề so với vài năm trước; từ quy hoạch và xây dựng các cụm, điểm công nghiệp, tập trung các cơ sở sản xuất, phát huy hiệu quả kinh tế... Nhìn dưới góc độ văn hóa thì làng nghề sơn mài Hạ Thái hội tụ đầy đủ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; phản ánh rõ nét lịch sử, văn hóa, xã hội cho chính làng nghề truyền thống lâu đời của mình.

Có thể nói, so với nhiều làng cùng nghề khác ở Tràng An (Hà Nội), Hạ Thái (xã Duyên Thái, Thường Tín) chưa lâu đời bằng, nhưng nhờ sự chăm chỉ, quyết giữ nghề, giờ đây, sản phẩm sơn mài của họ đang vươn mình thoát khỏi lũy tre làng, tiến tới xuất khẩu ra thế giới.
                                                                                         Theo: suckhoedoisong.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

49
Đang xem:
73.195.109
Tổng truy cập: