Tin tức nổi bật
Nét độc đáo từ những hình vẽ trên thúng ở làng bích họa Tam Thanh
(Ngày đăng: 07/03/2017   Lượt xem: 857)

Điều cốt lõi của vẻ đẹp là vẫn giữ lại những gì giản dị và hoang sơ nhất mà Tam Thanh đã có từ lâu đời và phát huy tinh thần đoàn kết của cộng đồng dân cư cùng thực hiện.

TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang tiếp tục triển khai Dự án phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng tại xã biển Tam Thanh và bắt đầu bằng việc đem nghệ thuật vào không gian sống nơi đây.

Net doc dao tu nhung hinh ve tren thung o lang bich hoa Tam Thanh
 Những tác phẩm thể hiện sinh động đời sống của người dân xã biển Tam Thanh.

Vừa qua, nhóm nghệ sĩ tình nguyện đến từ Hà Nội, chi hội mỹ thuật Quảng Nam và CLB họa sỹ Phòng GD-ĐT TP.Tam Kỳ đã tham gia vẽ những bức tranh trên các dụng cụ sinh hoạt hằng ngày của người dân xã biển Tam Thanh (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) như: thúng, thuyền, ghe, nia, mủng... Nội dung thể hiện sinh động đời sống người dân lao động xã biển và sẽ được sắp xếp, trưng bày tạo thành một con đường thuyền thúng trên biển. Đây là ý tưởng đưa nghệ thuật vào không gian sống giống như Làng Bích Họa Trung Thanh để phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

Net doc dao tu nhung hinh ve tren thung o lang bich hoa Tam Thanh
 Người dân xã Tam Thanh tặng ghe thuyền cũ để các họa sỹ thực hiện vẽ tranh.

Các chuyên gia đến từ trường đại học Công nghệ và thiết kế Singapore cũng đã đề xuất đưa nghệ thuật vào không gian sống tại Tam Thanh với bộ ba ý tưởng: Hành trình Tam Thanh, Trải nghiệm Tam Thanh và Nghệ thuật Tam Thanh. Du khách sẽ có dịp tìm hiểu, trải nghiệm về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và con người nơi đây. Điều cốt lõi của dự án là vẫn giữ lại những gì giản dị và hoang sơ nhất mà Tam Thanh đã có từ lâu đời và phát huy tinh thần đoàn kết của cộng đồng dân cư cùng thực hiện dự án.

Net doc dao tu nhung hinh ve tren thung o lang bich hoa Tam Thanh
Họa sỹ Phan Cẩm Thượng (đến từ Hà Nội) thực hiện tác phẩm của mình trên các vật dụng thường ngày của người dân xã biển Tam Thanh.

Ông Tô Kiên - Giảng viên trường Đại học công nghệ và thiết kế Singapo cho biết: “Để dự án du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng thành công cần có sự vào cuộc của lãnh đạo địa phương, sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình từ phía người dân và chúng tôi những người làm dự án là yếu tố thứ ba. Khi đã có điểm chung về tầm nhìn, ý tưởng và cùng chung tay thực hiện thì sẽ đạt được mục đích một cách bền vững”.

Net doc dao tu nhung hinh ve tren thung o lang bich hoa Tam Thanh
Những đưa trẻ xã biển thích thú với các tranh vẽ trên thúng.
 
Net doc dao tu nhung hinh ve tren thung o lang bich hoa Tam Thanh
 Những tác phẩm thể hiện sinh động đời sống của người dân xã biển Tam Thanh

Ngoài việc đưa nghệ thuật vào không gian sống, dự án phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã Tam Thanh (TP.Tam Kỳ) có những điểm rất đặc biệt và thú vị như xây dựng xã biển Tam Thanh trở thành làng không rác, không túi ni lông, hình thành con đường bách hoa duy nhất tại Việt Nam. Tất cả các hoạt động đó đều huy động sự tham gia của cộng đồng, tinh thần hưởng ứng, đồng hành của người dân quê biển.

                                                                                                          Theo: phununews.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

15
Đang xem:
72.688.434
Tổng truy cập: